Thực hiện Thông báo kết luận của Chính phủ về công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa, Chỉ thị 23, Thông báo về chủ trương nghiên cứu, lắp đặt, mở rộng phạm vi lắp đặt thiết bị tự động nhận dạng AIS và trang bị VHF trên phương tiện thủy nội địa; từ thực tế sử dụng thiết bị AIS và VHF trên các phương tiện của ngành hải, thực tế sử dụng ứng dụng của các thiết bị này trên một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc từ những năm 2000; từ thực tiễn sử dụng thiết bị giám sát hành trình trên phương tiện vận tải đường bộ và trước tình hình gia tăng tai nạn giao thông đường thủy, vận tải thủy, Cục ĐTNĐVN được Bộ GTVT giao nghiên cứu, xây dựng Đề án này.
Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển đội tàu theo hướng hiện đại đáp ứng đòi hỏi về hội nhập và phát triển, đảm bảo an toàn giao thông vận tại thủy nội địa trên các tuyến vận tải nhằm nâng cao thị phần vận tải thủy nội địa; giúp chủ phương tiện trong việc quản lý giám sát hành trình của phương tiện thủy nội địa; trao đổi thông tin với các phương tiện khác nhằm thực hiện tránh va tàu trên luồng, bảo đảm an toàn giao thông thủy nội địa; tăng cường an toàn an ninh và tìm kiếm cứu nạn cho các phương tiện thủy nội địa; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong quản lý, giám sát hoạt động giao thông đường thủy nội địa; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ để chủ phương tiện thực hiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
Ông Hoàng Giang - Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa VN cho biết: Khi hoàn thiện hệ thống AIS, VHF thì có hai module là thiết bị AIS trang bị trên tàu và thiết bị AIS lắp đặt giám sát trên bờ. Đối với hệ thống AIS trên bờ, hiện nay ngành hàng hải có 40 trạm giám sát ven bờ biển là các trạm đài thông tin duyên hải. Bên cạnh đó, từ 2015, ngành ĐTNĐ cũng đưa vào lắp đặt, sử dụng 55 trạm thu phát AIS tại khu vực các tuyến sông quan trọng để phục vụ tàu công tác của Cục ĐTNĐVN, tàu làm nhiệm vụ chống va trôi và quản lý bảo trì.
“Hiện tại có 95 trạm, đến khi hoàn thành hệ thống trạm này thì số lượng trạm thu AIS trên bờ cần 159 trạm, như vậy cần bổ sung thêm 60 trạm. Tổng đầu tư phía nhà nước là 34 tỷ đồng bao gồm cả vận hành. Về tư nhân, phân theo lộ trình thực hiện, từ 2016-2017 bắt buộc lắp các thiết bị AIS trên phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, vận tải container, tham gia nạo vét để đảm bảo môi trường; từ năm 2017-2018, lắp đặt cho các phương tiện chở hàng có trọng tải trên 1.000 tấn và tàu khách có lượng khách từ 50-100 khách; năm 2018-2019, tàu có trọng tải 500-1.000 tấn, tàu khách từ 20-50 khách; từ năm 2019-2020, trang bị cho các tàu chở hàng có trọng tải từ 300-500 tấn; giai đoạn sau năm 2020 sẽ hoàn tất việc trang bị cho các phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần từ 150 đến dưới 500 tấn. Tổng lượng đầu tư của tư nhân là 541 tỷ đồng từ nay đến sau 2020” – Cục trưởng Cục ĐTNĐVN Hoàng Giang cho biết.
Về hiện trạng áp dụng, hiện nay Quảng Ninh đã áp dụng lắp đặt cho toàn bộ tàu khách du lịch để tăng cường quản lý đối với tàu khách du lịch. Đối với phương tiện thủy nội địa, Nghị định 110 chỉ quy định lắp đối với các tàu chở khách từ bờ ra đảo, chuyên tuyến cố định, được áp dụng từ 1/1/2017. Theo Cục trưởng Hoàng Giang, quy định này còn rất hạn hẹp. Nguyên nhân gây ra tai nạn đường thủy lớn nhất là các các phương tiện chở hàng kích thước lớn, do không có phương tiện giao tiếp với nhau, không nắm được hướng, tuyến đi của nhau cho nên xảy ra tai nạn.
Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo nội dung chính của Đề án
Tại cuộc họp, đại diện các cơ quan dự họp đã tập trung thảo luận liên quan đến các nội dung Đề án như lộ trình thực hiện, tác động xã hội, kết nối các trạm giữa hàng hải và đường thủy nội địa và cơ chế hoạt động; chỉ rõ vấn đề quản lý của địa phương, các Sở GTVT; việc sử dụng dữ liệu để xử phạt vi phạm hành chính, đề xuất bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan…
Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định việc lắp đặt thiết bị tự động nhận dạng AIS và trang bị VHF trên phương tiện thủy nội địa là việc đương nhiên phải làm.
Thứ trưởng yêu cầu Cục ĐTNĐVN tiếp thu các ý kiến góp ý tại cuộc họp để phân tích, giải trình; trong Đề án làm rõ thêm sự cần thiết; đánh giá thực trạng, ưu nhược điểm khi lắp đặt thiết bị AIS và VHF; đánh giá 44 trạm của hàng hải, kết hợp để đưa ra giải pháp khai thác nhằm phục vụ quản lý nhà nước trên lĩnh vực quản lý phương tiện, quản lý vận tải, đảm bảo an toàn giao thông, giúp cho doanh nghiệp tổ chức, khai thác vận tải, thực hiện chức năng thanh tra kiểm tra, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính; đưa ra lộ trình lắp đặt, từ đó phân nhóm đối tượng cần lắp đặt thiết bị, phân loại phương tiện, phân vùng để hoạt động; vị trí các trạm AIS; đưa ra các trạm cần đầu tư mới, nâng cấp; quy hoạch mạng lưới, phương tiện cần quản lý, tiêu chí và vị trí cầu cần chống va đập; quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, quy định khi lắp những thiết bị này; đưa ra nhiệm vụ, giải pháp về nguồn lực, nguồn vốn, đối với doanh nghiệp; cơ chế hoạt động của các Trạm AIS, cơ chế tài chính thu phí, quy chế vận hành, nhân lực thực hiện…
Bên cạnh đó, Thứ trưởng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp ban hành ngay Kế hoạch triển khai trang bị cho các đối tượng phương tiện bắt buộc phải lắp đặt thiết bị AIS, trong đó áp dụng thực hiện ngay việc lắp đặt thiết bị AIS và trang bị VHF cho tàu ra đảo.
Thứ tưởng đề nghị Cục ĐTNĐVN hoàn chỉnh nội dung Đề án, đồng thời chủ trì xây dựng Thông tư trình Vụ Khoa học Công nghệ trước khi báo cáo Thứ trưởng
Thiết bị AIS, VHF là những thiết bị công nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế đã được ngành hàng hải ứng dụng hàng chục năm nay theo quy định của IMO, khác với thiết bị giám sát hành trình. Hai thiết bị này giống như “phao cứu sinh”, là thiết bị cơ bản trên tàu.
Thiết bị tự động nhận dạng AIS có tác dụng lưu thông tin tàu, thuyền viên, hàng hóa trên tàu. Khi lắp đặt thiết bị AIS, không chỉ phục vụ quản lý nhà nước mà còn giúp các chủ tàu, người điều khiển phương tiên có thể quan sát, giao tiếp được với các tàu xung quanh. Khi xảy ra sự cố như chìm đắm, có thể dễ dàng phát hiện vị trí để giúp tìm kiếm cứu nạn thuận lợi hơn. Hiện nay, hơn chục nghìn tàu cá ngành thủy sản đã được trang bị thiết bị AIS để đảm bảo an toàn khi hoạt động.
Thiết bị thông tin VHF là thiết bị nhận thông tin tầm ngắn, khoảng cách từ bờ là 20km, dùng để nhận bản tin từ bờ, có kênh chung là kênh 16 theo kênh hàng hải, để khi tìm kiếm cứu nạn, các tàu cần giao tiếp với nhau hoặc với bờ thì sử dụng kênh này; ngoài ra có tính năng điều phối giao thông cho các tàu đi đúng luồng, đúng tuyến.
VH