Bình Định Quy hoạch phát triển GTVT gắn với phát triển KT-XH

Thứ tư, 12/08/2009 17:33 GMT+7
Qui hoạch phát triển GTVT phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ, đây là định hướng của UBND tỉnh Bình Định đã được phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT đến năm 2020.

Qui hoạch phát triển GTVT phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung bộ, đây là định hướng của UBND tỉnh Bình Định đã được phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT đến năm 2020.

Theo UBND tỉnh Bình Định, đối với tuyến quốc lộ( QL) thực hiện theo chiến lược phát triển hệ thống QL của Bộ Giao thông vận tải, nâng cấp đường với kết cấu bê tông đường nhựa từ cấp I đến cấp III đồng bằng và đường cao tốc Bắc - Nam. Đường tỉnh, kết cấu đường nhựa từ cấp III đến cấp V. Đường huyện, kết cấu đường nhựa và bê tông xi măng từ cấp V đến cấp VI là phổ biến. Đường xã, bê tông xi măng đường giao thông nông thôn theo tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn 22 TCN 210-92.

Một đường phố Bình Định

Đối với tuyến QL gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 208 km. Giai đoạn từ 2008-2010 tiến hành cải tạo nâng cấp QL 19, đoạn cảng Quy Nhơn đến đèo An Khê dài 70 km đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, nền rộng 12m, mặt bê tông nhựa rộng 11m. Riêng đoạn từ cảng Quy Nhơn đến thị trấn Phú Phong dài 40 km lập Quy hoạch và Dự án đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng, nền rộng 30m, mặt 4 làn xe. Xây dựng tuyến QL 19B từ thị trấn Tuy Phước đến cảng Nhơn Hội dài 10 km, lộ giới 60m.

Nâng cấp đoạn km 0 - km 8+500 tuyến QL 1D (Phú Tài đến ngã năm Nguyễn Thái Học - Tây Sơn) đạt tiêu chuẩn đường cấp I đô thị. Giai đoạn từ 2011-2020 sẽ xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam, chiều dài đường qua tỉnh Bình Định 118 km, quy mô 4 - 6 làn xe. Xây dựng đường cao tốc nối từ ga Hàng không Phù Cát đi Quy Nhơn (theo hình thức BOT). Xây dựng nâng cấp QL 19, đoạn km 0- Km 40 (Cảng Quy Nhơn - thị xã Phú Phong) thành đường cấp 1 lộ giới 30m, 4 làn xe. Tiếp tục mở rộng QL 19 đến cửa khẩu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trong khu vực.

Cải tạo nâng cấp tuyến ĐT 638 dài 39,4 km đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng, nền đường rộng 9m, mặt bê tông nhựa rộng 7 m; riêng đoạn km0 - km10 đạt chuẩn cấp III đồng bằng, nền 12m, mặt bê tông nhựa 11m, nối thông tuyến qua Phú Yên đến Buôn Ma Thuột. Cải tạo nâng cấp tuyến ven biển ĐT639 (Nhơn Hội - Tam Quan) dài 110 km đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Hướng tuyến cơ bản bám theo đường ĐT639 hiện tại, nâng cấp mở rộng và nắn tuyến đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật; nghiên cứu xây dựng mới các đoạn chỉnh tuyến qua cửa biển Đề Gi nối liền xã Cát Hải và Mỹ An, đoạn từ cầu Thiện Chánh (xã Tam Quan Bắc) qua dãy núi Trường Xuân ra giáp với QL1A; xây dựng 02 cầu lớn là cầu Đề Gi và cầu Tam Quan…

Về qui hoạch hệ thống đường sắt, tỉnh thực hiện di dời ga Quy Nhơn ra khỏi nội thành. Giai đoạn từ 2011-2020 hoàn thành nâng cấp đường sắt Thống nhất đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực. Xây dựng tuyến đường sắt từ Diêu Trì đi Khu kinh tế Nhơn Hội - cảng Nhơn Hội với đường sắt Bắc-Nam qua ga tiền cảng Nhơn Bình theo quy hoạch. Đến năm 2020, đầu tư xây dựng xong và đưa vào khai thác đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 350km/h theo quy hoạch.

Phát triển giao thông đường thủy, Bình Định định hướng Qui Nhơn là cảng biển tổng hợp quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế khu vực, là đầu mối chuyển tiếp hàng hóa quá cảnh cho một số tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia qua QL 19 và QL14. GĐ 2008-2010 xây dựng mới 01 cầu tàu container chuyên dùng dài 200m, có các trang thiết bị bốc xếp đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở rộng thêm diện tích bãi 10 ha, nâng cấp thiết bị xếp dỡ hiện có để lượng hàng hóa thông qua cảng đạt trên 5 triệu tấn/năm.

Nạo vét hạ độ sâu đáy luồng tàu đến 11m mở rộng bán kính cong tại khu vực Mũi Sút (bán đảo Phương Mai), nâng cao năng lực tàu chạy trên luồng vào cảng. GĐ sau 2010 tiếp tục nâng cấp luồng tàu chạy. Đầu tư xây dựng luồng tàu biển 30.000 DWT từ cảng Quy Nhơn đến Khu kinh tế Nhơn Hội. Kéo dài tuyến bến từ cầu cảng 3 vạn tấn cảng Quy Nhơn nối liền với cảng Thị Nại tạo tuyến bến liền bờ khép kín, nâng công suất cảng khu vực này lên khoảng 8 triệu tấn/năm.

Cảng Thị Nại sẽ là cảng tổng hợp địa phương. Nâng cấp 160 m cầu cảng cũ, nạo vét toàn tuyến bến đủ độ sâu tiếp nhận tàu từ 10.000DWT trở lên. Đầu tư mua sắm, đổi mới trang thiết bị xếp dỡ phù hợp công nghệ tiên tiến; đầu tư thêm kho, bãi khoảng 4ha theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu hậu cần. Phấn đấu đạt công suất 800.000 - 1.000.000 tấn vào năm 2010…

Trong lĩnh vực hàng không, tiếp tục đầu tư dàn đèn, trang thiết bị bay đêm cho sân bay để có thể tăng chuyến bay chặng Quy Nhơn - TP. Hồ Chí Minh lên 02 chuyến/ngày và chặng Quy Nhơn - Đà Nẵng để kết nối chuyến đi Hà Nội lên 05 chuyến/tuần, mở đường bay thẳng Quy Nhơn - Hà Nội. Nâng cấp sân bay Phù Cát đạt cấp 4D, sân bay quân sự cấp I để sử dụng chung cho dân dụng và quân sự../..

Theo Website ĐCSVN

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)