Ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Ứng dụng một số công nghệ mới, vật liệu mới, vật liệu thay thế, vật liệu tái chế nhằm tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường trong GTVT; góp phần thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành GTVT. 100% các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển KHCN và ĐMST có chuyển biến cơ bản và ĐMST.
Hoàn thiện cơ chế tự chủ, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của các tổ chức KHCN công lập thuộc Bộ GTVT. Các viện nghiên cứu, trường đại học, học viện và doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT có số lượng công bố quốc tế tăng trung bình 10%/năm; số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16% - 18%/năm.
Đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực KHCN có trình độ đáp ứng nhu cầu phát triển ngành GTVT, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; từng bước làm chủ khai thác và vận hành hiệu quả các công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại như đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, chuyển đổi số trong ngành GTVT.
Làm chủ công nghệ thi công hầm
Chuyển đổi số tạo động lực GTVT bứt phá
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong các lĩnh vực GTVT, đặc biệt về dịch vụ công, dịch vụ vận tải, các hoạt động quản lý để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, tiên tiến, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn giao thông.
Chủ động xây dựng các giải pháp, công nghệ để thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon, khí mê-tan bảo vệ môi trường và ứng phó với các thách thức từ biến đổi khí hậu trong ngành GTVT.
Tiếp thu, làm chủ, chuyển giao, ứng dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến của thế giới nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành GTVT.
Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học hướng tới tự chủ về công nghệ, đặc biệt trong phát triển các công nghệ mới như: Hệ thống giao thông thông minh (ITS); hệ thống đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao; chuyển đổi năng lượng trong GTVT, phương tiện giao thông xanh; công nghệ, thiết bị bảo đảm an toàn giao thông; xây dựng các mô hình cảng hàng không, cảng biển, nhà ga đường sắt xanh, thông minh.
ĐMST là động lực đột phá phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Lấy KHCN và ĐMST là một trong những giải pháp có tính đột phá trong định hướng phát triển của ngành GTVT; quan tâm phát triển tiềm lực KHCN ngành GTVT.
Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp ngành GTVT đổi mới, hấp thụ, và làm chủ công nghệ đặc biệt các công nghệ thông minh, đổi mới mô hình quản lý, kinh doanh. Thúc đẩy rộng rãi các hoạt động đổi mới dây chuyền, thiết bị, máy móc, công nghệ thi công các công trình giao thông, sản xuất đầu máy, toa xe, các trang thiết bị bảo đảm an toàn giao thông...
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong xây dựng, quản lý, khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; ứng dụng giao thông thông minh trong tổ chức GTVT, công tác bảo đảm an toàn giao thông; ứng phó với biến đổi khí hậu; chuyển đổi năng lượng xanh của ngành GTVT.
Triển khai ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ các nền tảng công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các mô hình mới trong hoạt động dịch vụ, kinh doanh, dịch vụ công ngành GTVT.
Nhiều giải pháp thúc đẩy KHCN và ĐMST
Về thể chế và chính sách:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm về rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành GTVT. Trong đó, chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn liên quan đến thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của ngành GTVT; ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số trong xây dựng, quản lý khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và vận hành hệ thống GTVT, hệ thống giao thông thông minh (ITS), đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, cơ sở hạ tầng lĩnh vực hàng không dân dụng...
Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các chức năng quản lý và cung cấp dịch vụ công; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế về quản lý nhiệm vụ KHCN của Bộ GTVT nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN.
Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý nhiệm vụ KHCN của Bộ GTVT trên cơ sở xây dựng và vận hành nền tảng số, kết nối hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về KHCN và ĐMST của các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT. Từng bước nâng cao tính tự chủ của các tổ chức KHCN thuộc Bộ GTVT, phù hợp với các định hướng ưu tiên về KHCN và ĐMST của ngành GTVT; có giải pháp gắn kết nghiên cứu với đào tạo, nghiên cứu với sản xuất tại các doanh nghiệp trong Ngành nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động KHCN.
Nghiên cứu tạo dựng khuôn khổ pháp lý triển khai các cơ chế thí điểm, thử nghiệm và đặc thù đối với việc quản lý đầu tư, quản lý vận hành và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông theo các loại hình mới/mô hình mới dựa trên KHCN và ĐMST.
Khuyến khích các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT chủ động tham gia hệ sinh thái khởi nghiệp và ĐMST; phối hợp với Trung tâm ĐMST Quốc gia triển khai các hoạt động khởi nghiệp và ĐMST tại đơn vị mình, theo nhu cầu, khả năng và điều kiện hiện có của đơn vị.
Phát triển KHCN trong xây dựng, quản lý, khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông:
Nghiên cứu áp dụng công nghệ số, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lập và quản lý các quy hoạch ngành GTVT. Từng bước áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động khảo sát, thiết kế, xây dựng, quản lý khai thác và bảo trì các công trình giao thông.
Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, vật liệu thay thế, vật liệu tái chế trong xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; tổng kết, đánh giá và định hướng cho việc ứng dụng rộng rãi các công nghệ mới, vật liệu mới đã thử nghiệm thành công, có hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao vào thực tế. Tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phòng, chống sụt trượt, kiên cố hóa công trình giao thông; các công nghệ chủ động quan trắc, cảnh báo thiên tai (sụt trượt, lở đất...) trên các tuyến giao thông; ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Nghiên cứu, tiếp cận, từng bước làm chủ một số công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong xây dựng, quản lý, khai thác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
Phát triển KHCN trong lĩnh vực vận tải và an toàn giao thông:
Nghiên cứu xây dựng đề án đầu tư trung tâm quản lý hệ thống giao thông thông minh quốc gia, trước mắt tập trung cho lĩnh vực đường bộ; nghiên cứu ứng dụng KHCN nhằm tích hợp và kết nối hệ thống trung tâm quản lý, điều hành đường cao tốc quốc gia và trung tâm quản lý giao thông đô thị tại các thành phố trực thuộc trung ương. Nghiên cứu, ứng dụng KHCN nhằm nâng cao hiệu quả giám sát an toàn đối với hoạt động vận tải đường bộ.
Phát triển KHCN trong lĩnh vực công nghiệp GTVT:
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN tiên tiến trong sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp ngành GTVT (như: Phụ tùng, vật liệu có chất lượng cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch ...) đáp ứng yêu cầu công tác bảo dưỡng, sửa chữa tàu biển, phương tiện thủy nội địa, ray, đầu máy, toa xe, Nghiên cứu ứng dụng KHCN phục vụ việc tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ đối với công nghiệp phụ trợ trong đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị. Có chính sách khuyến khích, các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn tham gia đầu tư, nghiên cứu, sản xuất lĩnh vực cơ khí, phần mềm tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và thông tin tín hiệu đường sắt.
Phát triển KHCN bảo vệ môi trường GTVT:
Tăng cường nghiên cứu ứng dụng sử dụng vật liệu mới, thân thiện môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ ít tiêu tốn năng lượng vào hệ thống điều tiết, đảm bảo giao thông (hệ thống chiếu sáng, giám sát giao thông, báo hiệu, đo mực nước tự động, đèn hiệu phụ trợ dẫn đường sân bay ứng dụng công nghệ LED, lĩnh vực hàng hải...) trong các dự án đầu tư xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông.
Thúc đẩy chuyển đổi hoạt động theo tiêu chí xanh (phương tiện giao thông xanh, năng lượng xanh, trong đó có nhiên liệu hydrogen đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh), phát thải các-bon thấp đối với các nhà ga, cảng, bến, cảng cạn (ICD); nghiên cứu phát triển hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho phương tiện GTVT.
Triển khai các nghiên cứu, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê- tan của ngành GTVT.
Huy động các nguồn vốn tham gia phát triển KHCN và ĐMST
Đảm bảo kinh phí chi cho hoạt động KHCN và ĐMST ngành GTVT theo quy định và tăng dần theo yêu cầu phát triển.
Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, tăng cường hợp tác công - tư để huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư phát triển; hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các hội, hiệp hội, các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ và chuyển giao công nghệ mới. Thực hiện việc trích, lập và sử dụng có hiệu quả quỹ phát triển KHCN tại các doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.
Thúc đẩy hợp tác giữa các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo với doanh nghiệp; khuyến khích các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp hợp tác, đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu chung phục vụ nghiên cứu phát triển.
Hợp tác và huy động nguồn lực từ các quỹ đầu tư của nước ngoài triển khai các dự án thử nghiệm về công nghệ mới, vật liệu mới, chuyển đổi số trong các lĩnh vực GTVT và các nguồn hợp pháp khác.
Theo Tạp chí GTVT