Các đại biểu trình bày tham luận
Nhà trường rất vui mừng trước sự tham dự của lãnh đạo Sở GTVT TP. HCM, Ban QLDA Xây dựng công trình giao thông các tỉnh; các nhà khoa học, chuyên gia và các đơn vị có liên quan.
Buổi tọa đàm có sự tham dự của lãnh đạo các sở GTVT, Ban QLDA Xây dựng công trình giao thông các tỉnh; các nhà khoa học, chuyên gia và các đơn vị có liên quan.
Với 34 năm xây dựng và phát triển, Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP. Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục tiên phong về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực GTVT. Những năm gần đây, các nhóm nghiên cứu của Nhà trường về thiết kế và xây dựng tiết kiệm nguyên vật liệu trong xây dựng công trình giao thông đã có nhiều đề tài, sản phẩm được áp dụng trong thực tiễn.
Những kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ tại buổi tọa đàm
sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của ngành GTVT
Chương trình tọa đàm sẽ tập trung vào 7 báo cáo tham luận gồm các chủ đề sau: Kết cấu mặt đường sử dụng lớp móng cứng từ phế thải xây dựng và bê tông tái chế; Công nghệ gia cố đất và cấp phối đá dăm tại chỗ để thi công nhanh kết cấu nền mặt đường; Các giải pháp cầu cạn thi công nhanh cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long để thích ứng với biến đổi khí hậu; Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật giữa sử dụng giải pháp cầu cạn và đường đắp truyền thống trong xây dựng công trình giao thông; Ứng dụng công nghệ cứng hóa bùn nạo vét lòng sông làm vật liệu san lấp nền công trình giao thông.
Thông qua buổi tọa đàm, Ban tổ chức mong muốn cùng hợp tác, thúc đẩy năng lực nghiên cứu, ứng dụng kiến thức chuyên môn, góp phần chia sẻ các rủi ro do khai thác tài nguyên không bền vững và cơ hội tiếp cận các giải pháp thay thế, tiến tới giảm tiêu thụ nguyên liệu, đặc biệt là cát sông. Đồng thời, những kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của ngành GTVT và thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp, các viện nghiên cứu và các trường đại học.
Theo Tạp chí GTVT