Phát triển GTVT gắn với phát triển nước sạch thời mới(Thứ sáu, 04/05/2007 00:00 GMT+7)

Bên cạnh sự phát triển của tin học, viễn thông toàn cầu, GTVT cũng phát triển nhanh chóng về các lĩnh vực. Đồng thời, tình trạng thiếu nước sạch do sa mạc hoá cùng biến đổi mạnh của khí hậu toàn cầu đã làm cho sinh thái có nguy cơ bất ổn khi trái đất nóng lên gáy tan bãng hai cực đa cầu.

Thiếu nước sạch trên toàn cầu và phát triển giao thông thời mới.
Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) đã đưa ra những số liệu báo cáo ngày 9/11/2006 đáng quan tám là 17% dân số toàn cầu đang thiếu nước sạch. Cụ thề là 1,1 tỷ người chưa được sử dụng nước sạch và 2,6 tỷ người vẫn chưa tiếp cận được các điều kiện vệ sinh. Theo UNDP, các Chính phủ hiện mới dành ít hơn 5% tổng thu nhập quốc dân vào việc cung cấp nước sạch. Trong khi đó, mỗi năm có 1,8 triệu trẻ em chết vì sử dụng nước bẩn đã nhiễm khuẩn.
Do sự nóng lên của khí hậu, các vùng nông thôn nghèo kém dinh dưỡng có 830 triệu người đang sinh sống dễ bị đe dọa bởi thiếu nước thì việc vận tải nước, dẫn nước, cấp nước cho họ là cách giải quyết tích cực nhất. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tích cực đưa ra: nếu đầu tư 1 đô la vào các nước nghèo (có thu nhập thấp) thì sẽ có thể thu lại được gần 8 đô la.
Từ đó, UNDP đề ra yêu cầu cung cấp 20 lít nước sạch mỗi ngày cho những người nghèo nhất. Đồng thời đề nghị các nước cần đặt mục tiêu giải quyết vấn đề nước sạch và sản xuất “sạch” lên hàng đầu và phải dành ít nhất 1% để đầu tư trong tổng thu nhập quốc dân. Đây là khuyến cáo quan trọng từ thực tế sông ngòi qua nhiều quốc gia, suối, hồ... hiện đang còn cùng chung và chia sẻ nhau về nguồn nước ở 145 quốc gia đã chiếm đến 90% dân sổ toàn cầu. Việc xúc tiến hợp tác và đối thọai về nước là cấp thiết.
Trong khi đó, GTVT phát triển nhanh đang là động lực kinh tế thúc đẩy các nước đang phát triển. Số phương tiện lưu thông tãng đòi hỏi phải bảo dưỡng bằng rửa xe dùng nước sạch tiêu dùng khá lớn. Về nguyên tắc, các trạm rửa xe ô tô phải dùng nước giếng khoan nhưng thực tế vẫn còn tình trạng lạm dụng đến phần nước máy ở đô thị, thị trấn, thị tứ khiến ảnh hưởng đến dân sinh.
Đầu tư tự cấp nước sạch và kinh doanh nước sạch trong GTVT
Ngành Đường sắt có đầu máy hơi nước. Từ lâu, ngành đã xây các trạm cấp nước cho đầu máy theo hành trình trên các tuyến. Tại các đoạn, trạm sửa chữa bảo dưỡng toa xe đầu máy đều có các giếng khoan và tháp cấp nước độc lập. Việc cấp nước toa xe khách được chú trọng đến các họng cấp nước ở ga. Các điểm cấp nước cho thùng chứa nước trên mui xe tải, xe khách ở phía Nam đã được "xã hội hoá' đầu tư của tư nhân. Nhờ đó, thùng làm mát đầu xe cơ giới được thay và bổ sung nước sạch dọc đường đã nâng cao hiệu quả vận tải của phương tiện đường bộ. Ngoài ra, ngành Đường sắt đã chủ động xây dựng các xưởng cấp nước sạch tinh khiết đóng chai phục vụ hành trình đường dài cho tuyến tàu thống nhất chạy Bắc - Nam.
Thực tế cuộc sống cho thấy GTVT phát triển đến đâu thì kinh tế địa phương nơi đó có cơ hội phát triển. Nhưng chúng tôi lại nhận thấy thêm một vấn đề quan trọng là nước sạch. Chính nước sạch có ở đâu thì mới xuất hiện sự quần cư. Nước góp phần ổn định và phát triển dân cư ở đó để dần dần tích tụ thành "cộng đồng hoá", "làng xã hoá" và tiến tới 'đô thị hoá”. Nhận xét suốt tuyến Bắc - Nam, những nơi có trạm cấp nước sạch cho đầu máy hơi nước và toa xe đỗ dừng làm tác nghiệp thì ở đó đã phát triển thành thị trấn, thị tứ nhanh hơn ở nơi khác. Những nơi xe tải, xe khách dừng phổ biến là những nơi quán xá, nhà hàng, nhà nghỉ và dịch vụ mọc lên nhiều. Đó là các tụ điểm dân cư thuận lợi, phù hợp hành trình chạy xe, đồng thời có nước sạch dồi dào ở đó. Các bến sông, bến cảng mở ra hầu hết đều ở những noi có nguồn gốc nước sạch phong phú, có làng nghề truyền thống sản xuất hàng hoá lâu đời.
Các tụ điểm và đầu mối GTVT, dân cư đã tự phát "xã hội hoá", tự đầu tư cấp nước sạch và kinh doanh nước sạch phục vụ cho hành khách, lái xe, cấp nước cho xe dọc đường. Tuy nhiên, lượng nước sạch tư nhân tự đầu tư còn quá đơn giản.
Dăm năm qua có một số trạm cấp xăng dầu đã mở rộng dịch vụ toa lét, địa điểm rửa, bảo dưỡng xe, vá chữa săm lốp, thay thế phụ tùng dọc đường, có chỗ nghỉ, sơ cấp cứu tai nạn, bệnh tật, bán thực phẩm ăn nhanh. Nhưng những địa điếm này còn quá ít trên các quốc lộ miền Trung. Vấn đề chính là miền Trung khô nóng lại thiếu nước sạch đây đó. Theo chúng tôi, ngành GTVT nên có sự chủ động đầu tư công trình hạ tầng như giếng khoan, bể lắng - lọc, bể xử lí gạn đục, làm trong sạch, tháp chứa nước. . . để cấp nước sạch phục vụ các điếm đỗ xe. Trên cơ sở đó, ngành có thề kết hợp kinh doanh nước sạch phục vụ hành khách dọc các tuyến, phục vụ cho vận tải, đáp ứng yêu cầu phục vụ dân cư tại các tụ điểm GTVT ở địa phương để hoàn vốn đầu tư nhanh hơn.
Phát triển GTVT gắn bó với phát triển nước sạch thời mới.
Đây là một quan niệm mới trong GTVT mặc dầu ngành đường sắt đã có dịch vụ cấp nước cho đầu máy hơi nước và toa xe đã gần 100 năm qua. Đối với ngành đường bộ, đã có dịch vụ cấp nước mui xe đường dài chừng dãm chục nãm khi thịnh hành loại máy diesel. Thời mới, nước ta gia nhập WTO chính thức kể từ đầu nãm 2007, đòi hỏi phải nhận thức đầy đủ hơn về nước sạch và t cung cấp nước sạch trong ngành GTVT. Chính nước sạch làm cho phương tiện GTVT sạch sẽ hơn kéo dài tuổi thọ, tãng hiệu quả vận tải. Nhờ có nước hành khách, lái xe bớt khát, tãng sảng khoái thu hút dân cư đến với các tụ điểm và cơ sở GTVT nhiều hơn vì có tiện nghi nước sạch. Nếu các cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện GTVT nào, cũng t cấp được nước sạch và kết hợp kinh doanh nước sạch sẽ góp phần cải thiện đời sống và sinh hoạt cho CBCNV ở nơi ấy. Mặt khác, nhiều cơ sở GTVT hiện đang thiếu nước sạch, nên không đủ nước hoà trộn để làm rửa trôi nước thải phế liệu đi và đã gây ảnh hưởng đến môi trường chung quanh khi đọng tụ chất ô nhiễm.
Nhìn chung, trong thời mới hội nhập, nhận thức về phát triển GTVT gắn bó với việc tự cấp nước sạch độc lập trong ngành GTVT và kinh doanh nước sạch, phải được đề cao. Vào mùa khô nóng ở miền Trung, các xe tải chạy rỗng sau khi trả hàng, cần tận dụng để chở nước sạch cung cấp cho các điểm dân cư thiếu nước ngọt. Đối với các xe nằm im (không thuộc diện sửa chữa bảo dưỡng), đang chờ hàng, nêncó lịch vận dụng để chở kinh doanh nước sạch trong địa bàn địa phương, tãng hiệu quả quay vòng phương tiện.

Ngay ở Hà Nội vào mùa hè, các khu dân cư thiếu nước đã cần đến hàng trãm chuyến xe bồn chở nước đến phục vụ. Hầu hết các thị trấn gần biền hoặc thị tứ ở vùng bán sơn địa đều thiếu nước ngọt sạch dùng cho sinh hoạt. Các thị trấn vùng cao còn thiếu nước hơn. Đặc biệt các thị trấn dọc đường Hồ Chí Minh thiếu nước ngọt trong phát triển cụm, tuyến dân cư. Các cơ sở dân sinh rải suốt dọc đường Tây Nam bộ có đường giao thông đi tới, nhưng cũng ở tình trạng thiếu nước tương tự. Từ đó, rút ra phát triển GTVT phải gắn bó song hành với phát triển nước sạch thời mới.

(Theo Tạp chí Con đường xanh 2/2007)