Kiểm soát khí thải mô tô xe máy để giảm thiểu ô nhiễm không khí(Thứ sáu, 04/05/2007 00:00 GMT+7)
Trong hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay, phương tiện giao thông chủ đạo vẫn là xe máy. Tốc độ tãng trưởng xe máy cũng đồng nghĩa với tăng ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt ở các thành phố lớn. Tại Hội thảo "Chương trình kiểm soát khí thải mô tô, xe máy ở các thành phố lớn - kinh nghiệm Quốc tế và điều kiện Việt Nam", các chuyên gia trong nước và quốc tế đều công bố: Tất cả các loại khí thải độc hại tại các đô thị Việt Nam đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Ông Michael Walsh - Hội đồng Quốc tế về giao thông sạch Hoa Kỳ (ICCT) đưa ra thông tin: Qua đo thực tế, mức độ ô nhiễm bụi khói một số điểm ở Hà Nội lên tới 500 micron/m2. Ông Lê Anh Tú - Cục Đăng Kiểm Việt Nam đưa ra con số là kết quả khảo sát nghiên cứu của một dự án: Các loại khí độc hại như HC, CO, C02, S02, NOx trong không khí tại các đô thị Việt Nam đều vượt tiêu chuẩn cho phép.
Ở những nơi mật độ giao thông cao, tắc nghẽn giao thông thì mức độ ô nhiễm các chất độc hại này gấp hơn 2 lần tiêu chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do giao thông, do hoạt động xây dựng, do sản xuất công nghiệp; nhưng nguyên nhân chính là do lượng phát thải từ mô tô xe máy không kiểm sóat được. Hiện số lượng mô tô xe máy Việt Nam đã đạt con số gần 18,5 triệu xe. Mỗi ngày tiêu thụ hết hơn 2 triệu lít xăng. Môi trường không khí bị ô nhiễm đã và đang gây hại đến sức khoẻ con người. Từ nãm 2003, ông Nguyễn Trường Sơn đã đưa ra con số: Bình quân mỗi năm cả nước có 626,8 người chết và 1.547,6 người bị mắc bệnh về đường hô hấp; con số này ngày nay chắc còn cao hơnnhiều. Nãm 2004, Viên Y tế lao động công bố: Chỉ riêng Hà Nội mỗi ngày bị tổn thất 1 tỉ đồng do ô nhiễm không khí. Các nhà nghiên cứu đã tính toán và đưa ra con số: Mức độ thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí, chủ yếu là do khí thải xe máy, ở thành phố Hồ Chí Minh là hơn 50 triệu USD/năm; còn ở Hà Nội là hơn 20 triệu USD/năm, chiếm từ 0 3 đến 0,6% GDP của thành phố. Con số này ngày càng tăng, vì lượng xe máy không ngừng tãng; bình quân mỗi năm tăng thêm 2 triệu xe, và lượng xe máy tập trung ở 5 thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng chiếm 1/2 lượng xe của cả nước.
Trước thực trạng lượng mô tô xe máy ngày một tãng và trước mắt trong một vài nãm tới Việt Nam chưa có phương tiện hữu hiệu thay thế. Muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí thì cách tốt nhất là phải kiểm soát được việc phát thải xe máy. Hội thảo đã nghe chuyên gia đến từ các nước và vùng lãnh thổ: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan nêu kinh nghiệm và bài học trong việc xây dựng các chính sách giảm thiểu khí thải mô tô xe máy; kinh nghiệm kiểm soát và bảo dưỡng khí thải mô tô xe máy; kính nghiệm nâng cao nhận thức cộng đồng về xe đang lưu hành; vấn đề nhiên liệu và công nghệ kiểm soát khí thải xe máy v…v... Các chuyên gia đã đưa ra 5 vấn đề xung quanh việc kiểm soát khí thải mô tô xe máy đó là: Kiểm soát công nghệ sản xuất mô tô, xe máy đạt tiêu chuẩn khí thải theo tiêu chuẩn EURO 2-4. Sử dụng nhiên liệu sạch (xãng không pha chì); khuyến khích phát triển loại xe sử dụng khí hoá lỏng LPG. Qui hoạch giao thông hợp lư để giảm tắc nghẽn, giảm sự tãng đột biến các chất độc hại. Có chế độ bảo dưỡng thích hợp với xe máy. Có lộ trình loại bỏ xe máy cũ.
Cục Đãng kiểm Việt Nam được giao nhiệm vụ xây dựng Chương trình kiểm soát khí thải mô tô xe máy của Việt Nam. Theo ông Trịnh Ngọc Giao - Phó cục trưởng Cục Đãng kiểm Việt Nam: Việt Nam có thuận lợi hơn các nước khác: người dân chủ yếu sử dụng xe máy 4 kỳ là loại xe ít gây ô nhiễm môi trường hơn loại xe 2 kỳ nhiều nước sử dụng. Việt Nam cũng là nước đã loại bỏ hoàn toàn xăng pha chì mà dùng xãng không pha chì ít gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy các giải pháp chủ yếu chỉ tập trung giải quyết kiểm soát việc phát thải của mô tô xe máy và chống ùn tắc. Bước đầu Cục Đãng kiểm đưa ra 3 nhóm giải pháp: Trước mắt với xe sản xuất mới, khí thải phải đạt tiêu chuẩn phát thải theo tiêu chuẩn EURO-2. Kiểm tra khí thải định kỳ cho xe đang lưu hành theo độ tuổi với lộ trình phù hợp làm sao không xáo trộn đến cuộc sống của đa số người dân mà vẫn kiểm soát được khí thải. Nhóm giải pháp thứ 2 là tổ chức điều hành quản lư giao thông chống ùn tắc; nâng cao ư thức cộng đồng và ư thức bảo vệ môi trường sống chung của người dân để mọi người tự giác kiểm tra khí thải xe máy theo qui định. Nhóm giải pháp thứ 3 là sẽ lắp đặt bộ xử lư khí thải cho xe đang sử dụng; sử dụng các loại thuế phí môi trường như một công cụ điều tiết lượng xe máy; khuyến khích lọai bỏ xe cũ. Ông Trịnh Ngọc Giao còn cho biết thêm: Những kinh nghiệm từ chuyên gia các nước cung cấp từ hội thảo, Cục Đãng kiểm Việt Nam sẽ tập hợp lại, tìm giải pháp tôi nhất cho việc xây dựng Chiến lược kiểm soát khí thải mô tô xe máy của Việt Nam để trình Chính Phủ vào cuối nãm nay, hưởng tới một môi trường đô thị trong sạch bền vững.
(Theo Tạp chí Con đường xanh 2/2007)