Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức dẫn đầu đoàn công tác liên ngành sang thăm và làm việc tại Nhật Bản

Thứ hai, 02/03/2009 16:17 GMT+7
Triển khai chương trình hợp tác giữa Bộ Đất đai, Hạ tầng, GTVT và Du lịch Nhật Bản (MLIT) và Bộ GTVT Việt nam trong lĩnh vực đường bộ; nhận lời mời của Bộ MLIT, từ ngày 22/2 đến ngày 27/2/2009 đoàn công tác liên ngành của Bộ GTVT, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Thứ trưởng thường trực Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Nhật Bản. Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo cũng đã tham gia một phần chương trình làm việc của đoàn.
Triển khai chương trình hợp tác giữa Bộ Đất đai, Hạ tầng, GTVT và Du lịch Nhật Bản (MLIT) và Bộ GTVT Việt nam trong lĩnh vực đường bộ; nhận lời mời của Bộ MLIT, từ ngày 22/2 đến ngày 27/2/2009 đoàn công tác liên ngành của Bộ GTVT, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Thứ trưởng thường trực Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Nhật Bản. Đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo cũng đã tham gia một phần chương trình làm việc của đoàn.
Trong thời gian làm việc tại Nhật Bản, đoàn đã tới làm việc với Bộ MLIT; ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đường bộ giữa hai Bộ; trao đổi ý kiến với đại diện JICA; tham dự Hội thảo về đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; làm việc với các Tổng công ty đường cao tốc của Nhật Bản; thăm các công trình đường cao tốc; tiếp xúc với một số doanh nghiệp Nhật Bản…  
Sau đây là một số nội dung chính về kết quả chuyến thăm và làm việc của đoàn:
1. Làm việc với Bộ MLIT Nhật Bản và JICA Tokyo:
- Ngày 23/2/2009, đoàn đã tới chào xã giao Ngài Kaneko, Bộ trưởng Bộ MLIT. Tại buổi tiếp, hai bên đã điểm qua một số nét chính về hợp tác song phương giữa Nhật Bản và Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực GTVT nói riêng, hai bên cũng nhấn mạnh khả năng hợp tác của Nhật Bản đối với Việt Nam về phát triển đường bộ cao tốc. Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã đánh giá cao sự hỗ trợ, hợp tác của Chính phủ Nhật Bản đối với phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và đối với lĩnh vực GTVT nói riêng. Thay mặt Bộ trưởng Bộ GTVT, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức chuyển lời mời Bộ trưởng Bộ MLIT sang thăm Việt Nam trong thời gian gần đây, Bộ trưởng đã cám ơn và vui vẻ nhận lời.
- Cũng trong ngày 23/2, đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức dẫn đầu và đoàn Bộ MLIT do Thứ trưởng Taniguchi dẫn đầu đã có cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi các vấn đề hợp tác chung trong lĩnh vực GTVT, về tình hình sử dụng nguồn vốn ODA tại các dự án hạ tầng GTVT, trao đổi thông tin và ý kiến về các dự án phát triển đường cao tốc ở Việt Nam cũng như khả năng tham gia đối tác nhà nước và tư nhân kết hợp đối với các dự án hạ tầng GTVT, trong đó đặc biệt là các dự án về đường bộ cao tốc…  
Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức cũng đề nghị phía Nhật Bản quan tâm tới các dự án phát triển kết cấu hạ tầng GTVT, ngoài các dự án về đường bộ cao tốc là dự án cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện- Hải Phòng, dự án nhà ga T2- cảng hàng không quốc tế Nội Bài và một số dự án trọng điểm khác
- Sau cuộc hội đàm, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức thay mặt Bộ GTVT Việt Nam và Thứ trưởng Taniguchi thay mặt Bộ MLIT Nhật Bản đã ký Bản Ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực đường bộ giữa hai Bộ. Đây là căn cứ quan trọng để hai Bộ có thể triển khai các vấn đề cụ thể về hợp tác trong lĩnh vực đường bộ.

Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức  va Thứ trưởng MLIT Taniguchi ký biên bản ghi nhớ  hợp tác trong lĩnh vực đường bộ giữa hai Bộ.
 
Nội dung tóm tắt của Bản Ghi nhớ như sau:
(1) Phương thức hợp tác: (i) Trao đổi thông tin giữa hai Bộ thông qua các hội nghị chuyên đề về luật, quy định...liên quan tới đường bộ, tiêu chuẩn trong quản lý và khai thác đường cao tốc, vv…(ii) Điều tra, nghiên cứu thông qua việc trao đổi các đoàn chuyên gia và kỹ thuật viên.
(2) Nội dung hợp tác: (i) Kế hoạch, phương thức, tổ chức và nguồn tài chính (bao gồm hình thức PPP) liên quan tới việc xây dựng, quản lý và khai thác đường bộ; (ii) Các vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật và kỹ thuật tiên tiến về xây dựng, quản lý, khai thác và bảo trì, bảo đảm chất lượng và an toàn cho công trình; (iii) Các vấn đề liên quan tới công nghệ hiện đại áp dụng trong quản lý và khai thác giao thông đường bộ, bao gồm hệ thống ITS.
(3). Thời gian hợp tác: từ ngày ký của Bản Ghi nhớ đến hết ngày 31/12/2012 và có thể được gia hạn qua sự thỏa thuận bằng văn bản của cả hai Bộ.
- Làm việc với đại diện JICA:
Trong các ngày 22/2 và 24/2/2009, đoàn Việt Nam đã làm việc với ông Mori, Giám đốc phụ trách Việt Nam của JICA Tokyo, trao đổi về các dự án ODA của Chính phủ Nhật Bản đối với hạ tầng GTVT. Hai bên đã đánh giá về tiến triển của các dự án ODA trong thời gian qua và trao đổi về phương hướng triển khai đối với các dự án trong tài khóa tới. JICA Tokyo cũng bày tỏ quan điểm quan tâm tới dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, dự án cảng Lạch Huyện, dự án nhà ga T2 –Nội Bài…    
2. Hội thảo về đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam:
Tiếp theo Hội thảo lần thứ 1 về đường cao tốc tổ chức tại Hà Nội (3/2008), ngày 24/2/2009, tại Tokyo Bộ GTVT và Bộ MLIT Nhật Bản đã phối hợp tổ chức Hội thảo lần thứ 2 về đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam. Tham dự Hội thảo có đông đảo đại diện của MLIT, JICA, Viện nghiên cứu, các Tổng công ty đường cao tốc của Nhật Bản (NEXCO phía Đông, NEXCO phía Tây, NEXCO miền Trung…), các Tập đoàn xây dựng, Thương mại, Ngân hàng…
Ông Oka, Chủ tịch Tập đoàn Sumitomo Corp., và Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã đồng chủ trì Hội thảo và buổi trao đổi ý kiến về phát triển đường cao tốc. Tại Hội thảo, phía Việt Nam đã trình bày hai nội dung: “tổng quan và định hướng phát triển hệ thống đường cao tốc Việt Nam” (trên cơ sở Quyết định 1734/QĐ-TTg ngày 1/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sao năm 2020) do Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức trình bày; nội dung về “kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện, huy động vốn và những dự án tiềm năng mà Việt Nam mong muốn Nhật Bản hợp tác” do Vụ trưởng Vụ KHĐT Trương Tấn Viên trình bày.
Phía Nhật Bản trình bày báo cáo giữa kỳ của Hội nghiên cứu công tư về đường bộ Việt Nam, đây là Hội nghiên cứu được phía Nhật Bản thành lập gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các học giả, nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp xây dựng, thương mại…nhằm nghiên cứu để thúc đẩy đầu tư phát triển đường bộ Việt Nam.
Hai bên đã trao đổi cho nhau nhiều thông tin quan trọng và bổ ích, không chỉ cho các nhà làm công tác quản lý mà còn cho các nhà đầu tư nước ngoài chuẩn bị xúc tiến đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực hạ tầng GTVT, đặc biệt là lĩnh vực đường bộ cao tốc.
3. Làm việc với các Cơ quan liên quan và các Tổng công ty đường cao tốc của Nhật Bản:
Trong thời gian tại Nhật Bản, đoàn đã dành nhiều thời gian làm việc với Cơ quan sở hữu và xử lý, thanh toán nợ đường cao tốc Nhật Bản (JEHDRA), Cục Đường bộ Nhật Bản, các Tổng công ty đường cao tốc của Nhật Bản…
Tại các buổi làm việc, phía Việt Nam đã trao đổi ý kiến và tìm hiểu về các nội dung chính như: (i) cơ chế, giải pháp huy động vốn đầu tư cho đường bộ cao tốc; (ii) phương pháp xây dựng và quản lý tổng mức đầu tư dự án đường bộ cao tốc; (iii) cơ chế quản lý đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc; (iv) cơ chế quản lý khai thác đường bộ cao tốc; (v) quy trình, tiêu chuẩn thiết kế đường bộ cao tốc; và (vi) công nghệ quản lý điều hành giao thông ITS…
Đoàn cũng đã đi thăm một số công trình đã hoàn thành, đang đưa vào khai thác sử dụng như công trình đường ngầm dưới biển của Tổng công ty đường cao tốc phía Đông Nhật Bản; thăm Trung tâm quản lý giao thông của Tổng công ty đường cao tốc Thủ đô Tokyo; thăm một số công trình đang xây dựng hoặc trong quá trình bảo dưỡng, trung tâm xử lý khẩn nguy trên đường cao tốc, một số điểm dịch vụ trên đường cao tốc của Tổng công ty đường cao tốc miền Trung Nhật Bản…

Thăm và làm việc tại Tổng công ty đường cao tốc miền Trung Nhật Bản

Thăm Trung tâm Bảo dưỡng và xử lý khẩn nguy trên đường cao tốc

Thăm công trình đường Vành đai số 2 thành phố Nagoya đang thi công   
Nguồn: VPBộ và Vụ HTQT

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img