Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Khẩn trương chuẩn bị công bố thủ tục hành chính

Thứ năm, 06/08/2009 13:25 GMT+7
Sáng 06/8/2009, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã chủ trì Hội nghị giao ban Bộ thường kỳ tháng 7 năm 2009. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng, Lãnh đạo các cơ quan tham mưu: Văn phòng Bộ, các Vụ, Thanh tra Bộ; Công đoàn GTVT VN, Thủ trưởng các Cục, các đơn vị trực thuộc Bộ; Văn phòng Ban cán sự, Đảng ủy CQ Bộ, Công đoàn CQ Bộ, VP Ủy ban ATGT; đại diện Văn phòng chính phủ và các Ban ngành Trung ương.
Sáng 06/8/2009, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã chủ trì Hội nghị giao ban Bộ thường kỳ tháng 7 năm 2009. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng, Lãnh đạo các cơ quan tham mưu: Văn phòng Bộ, các Vụ, Thanh tra Bộ; Công đoàn GTVT VN, Thủ trưởng các Cục, các đơn vị trực thuộc Bộ; Văn phòng Ban cán sự, Đảng ủy CQ Bộ, Công đoàn CQ Bộ, VP Ủy ban ATGT; đại diện Văn phòng chính phủ và các Ban ngành Trung ương.
 
 
Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng chủ trì Hội nghị
 
Về kết quả thực hiện nhiệm vụ tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2009, báo cáo tổng hợp của VP Bộ cho thấy:
 
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
 
Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ đã chủ trì một số cuộc họp và có ý kiến chỉ đạo đối với dự thảo các Nghị định: Nghị định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Thông tư quy định việc soạn thảo, thẩm định, ban hành, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải...  Bộ yêu cầu các đơn vị một mặt vừa phải đảm bảo tiến độ yêu cầu, nhưng quan trọng hơn cả phải đảm bảo chất lượng của các đề án.
 
Công tác vận tải, bảo đảm an toàn giao thông:
 
Về vận tải: Sản lượng vận tải hành khách và hàng hoá tính chung 7 tháng đầu năm 2009 có tăng so với cùng kỳ năm 2008, riêng vận tải hành khách bằng đường sắt giảm, vận tải hàng hoá bằng đường bộ tăng cả về khối lượng vận chuyển và khối lượng luân chuyển, còn các loại hình vận tải hàng hóa khác đều giảm về khối lượng vận chuyển.
 
+ Vận tải hành khách tháng 7/2009 tăng nhẹ về khối lượng vận chuyển (tăng 0,22%) nhưng có dấu hiệu giảm về khối lượng luân chuyển (giảm 4,25%) so với tháng 6 năm 2009. + Khối lượng vận chuyển hàng hoá tháng 7 tăng không đáng kể nhưng khối lượng luân chuyển hàng hoá tháng 7/2009 tăng mạnh  (tăng 62,39%) so với tháng 6/2009, đặc biệt là vận tải đường biển tăng 46,56% về khối lượng vận chuyển và tăng 86,83% về khối lượng luân chuyển.
 
+ Vận tải hàng hóa 7 tháng đầu năm 2009 dự kiến đạt 367,8 triệu tấn hàng hóa, tăng 2,3% - 107,6 tỷ TKm, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Vận tải hàng hóa đường bộ đạt 265 triệu tấn, tăng 4,7% và 13,4 tỷ TKm, tăng 4,7%; đường sông đạt 71,6 triệu tấn, giảm 1,2% và 11,4 tỷ TKm, tăng 1,2%; đường biển đạt 26,5 triệu tấn, giảm 9,8% và 80,4 tỷ TKm, tăng 9,7%; đường sắt đạt 4,6 triệu tấn, giảm 11,2% và 2,2 tỷ TKm, giảm 15,2%.
 
+Vận tải hành khách 7 tháng đầu năm 2009 dự kiến đạt 1129,3 triệu lượt hành khách, tăng 8,5% - 48,9 tỷ HKKm, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó vận tải hành khách đường bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số, đạt 1017,4 triệu lượt hành khách, tăng 8,8% và 35,1 tỷ lượt HKKm, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước đã góp phần chủ yếu vào mức tăng chung; đường sông đạt 95,2 triệu lượt hành khách, tăng 5,5% và 1,9 tỷ lượt HKKm, tăng 4,4%; đường biển đạt 3,5 triệu lượt hành khách, tăng 5,4% và 220,5 triệu lượt HKKm, tăng 13,1%; đường sắt đạt 6,9 triệu lượt hành khách, giảm 1,3% và 2,5 tỷ lượt HKKm, giảm 9,5%; đường hàng không đạt 6,2 % triệu lượt hành khách, tăng 0,5% và 9,2 tỷ lượt HKKm, giảm 3%.
 
Về trật tự an toàn giao thông: Tình hình trật tự an toàn giao thông tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2009 tiếp tục duy trì giảm cả 3 tiêu chí tai nạn giao thông.  Tuy nhiên tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn vẫn diễn biến phức tạp và gặp nhiều khó khăn như: tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, trong đó có 105 vụ ùn tắc hơn một giờ trở lên; xảy ra 46 vụ chống lại cảnh sát giao thông (CSGT) khi đang làm nhiệm vụ... Nguyên nhân do ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông của người tham gia giao thông kém, chủ yếu vi phạm về tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; dừng đỗ phương tiện không đúng quy định… Ngoài ra, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước chậm được khắc phục, nhất là trong quản lý vận tải và quản lý đội ngũ lái xe khách và lái xe tải của các tổ chức kinh doanh, cung ứng dịch vụ; ùn tắc giao thông do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tiếp tục tăng cao (tổng số phương tiện đã đăng ký là 1.426.940 ô-tô, 26.483.082 mô-tô; tăng 5,6% ô-tô; tăng 5,2% mô-tô so với cùng kỳ năm 2008), trong khi cơ sở hạ tầng giao thông phát triển chậm; quỹ đất dành cho giao thông đô thị quá thấp; việc triển khai thi công các dự án giao thông, điện, nước… tại các địa phương tràn lan, không đồng bộ, kéo dài, không có biện pháp tổ chức thi công, phân luồng giao thông hợp lý.
 
Tình hình tai nạn giao thông:
 
Trong 6 tháng đầu năm 2009, toàn quốc xảy ra 6.231 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.827 người, bị thương 3.975 người. So với 6 tháng đầu năm 2008, giảm 231 vụ (-3,6%), giảm 94 người chết (-1,6%), giảm 303 người bị thương (-7,0%). Trong đó:
 
- Đường bộ: Xảy ra 5.867 vụ, chết 5.597 người, bị thương 3.828 người. So với 6 tháng đầu năm 2008: giảm 209 vụ (-3,4%), giảm 129 người chết          (-2,4%), giảm 292 người bị thương (-7,1%).
 
Tỷ lệ TNGT trên 10.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ so với 6 tháng đầu năm 2008: giảm 0,11 vụ, giảm 0,1 số người chết, giảm 0,06 số người bị thương.
 
- Đường sắt: Xảy ra 232 vụ, chết 99 người, bị thương 137 người. So với 6 tháng đầu năm 2008: tăng 22 vụ (10,5%), tăng 10 người chết (11,2%), tăng 03 người bị thương (2,2%).
 
- Đường thuỷ nội địa: Xảy ra 111 vụ tai nạn giao thông, làm chết 125 người, bị thương 10 người. So với cùng kỳ năm 2008, giảm 38 vụ (-25,5%), tăng 36 người chết (40,0%), giảm 11 người bị thương (-47,6%).
 
- Hàng hải: xảy ra 21 vụ tai nạn giao thông làm chết 6 người. So với cùng kỳ năm 2008 giảm 6 vụ (- 22,2%), giảm 11 người bị chết (- 64,7%), giảm 3 người bị thương (- 100%).
 
Trong 6 tháng đầu năm 2009 có 33 địa phương giảm số người chết vì TNGT (trong đó có 22 địa phương giảm trên 5% số người chết), những địa phương giảm nhiều là: Quảng Ninh giảm 45,8%, Lai Châu giảm 33,3%, Vĩnh Phúc giảm 32,1%, Bạc Liêu giảm 31,0%, Ninh Thuận giảm 29,1%, Tuyên Quang giảm 25,8%, Ninh Bình giảm 22,4%, Lâm Đồng giảm 21,7%; 05 địa phương không tăng, không giảm; 25 địa phương tăng về số người bị chết vì tai nạn giao thông, những địa phương tăng cao là Phú Thọ tăng 44,9%, Hòa Bình tăng 41,7%, Hà Giang tăng 39,1%, Kiên Giang tăng 36,8%, Hải Dương tăng 33,3%, Lào Cai tăng 29,6%, Thanh Hóa tăng 27,1%.
 
Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản: Lãnh đạo Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, có trọng điểm và chủ động tháo gỡ các khó khăn về thể chế, cơ chế chính sách; các chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan đã tích cực chủ động triển khai kế hoạch, bố trí vốn cho các dự án đủ và kịp thời, đặc biệt là cơ chế ứng thực hiện hợp đồng được các chủ đầu tư xử lý mềm dẻo và thông thoáng hơn nên phần nào đã giải quyết được khó khăn về tài chính cho các nhà thầu.  Công tác huy động vốn đã được Bộ đặc biệt chú trọng, nhất là đối với các dự án trọng điểm quan trọng như: Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, cầu Tân Vũ, đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đường nối Nhật Tân - Nội Bài,... nhiều dự án cấp bách đã được Chính phủ bố trí vốn TPCP (43 dự án), trong đó đã chuyển một số dự án có TMĐT lớn từ nguồn NSNN sang sử dụng TPCP như Luồng cho tàu lớn vào sông Hậu, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng,...
 
Trong 7 tháng đầu năm, kết quả thực hiện và giải ngân các dự án vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ đạt cao so với cùng kỳ năm 2008 (thực hiện 10.739,1 tỷ đồng, giải ngân đạt 9.976 tỷ đồng), dự kiến cả năm 2009 sẽ vượt nhiều so với năm 2008.  Riêng các dự án BOT và ngoài ngân sách tiến độ giải ngân vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là đối với một số dự án trọng điểm: Láng - Hoà Lạc, cầu Đồng Nai, Quốc lộ 51, cầu Giẽ - Ninh Bình...; các dự án trong giai đoạn CBĐT tiến độ triển khai rất chậm.
 
Về tình hình giải ngân vốn xây dựng cơ bản:
 
Nguồn ngân sách nhà nước:
 
- 7 tháng/2009 toàn ngành thực hiện 5.254 tỷ đồng (54,7% KH), so với cùng kì năm trước tăng 71,5%; giải ngân 4.868 tỷ đồng (50,7% KH), so với cùng kì năm trước tăng 60,2%.
 
- Đối với các dự án Bộ GTVT trực tiếp quản lý 7 tháng/2009 thực hiện 4.703 tỷ đồng (55,4% KH), so với cùng kì năm trước tăng 70%; giải ngân 4.477,4 tỷ đồng (52,7% KH - trong đó đã thanh toán ra khỏi Kho bạc 4.250,3 tỷ đồng) so với cùng kì năm trước tăng 62,4%.
 
+ Vốn nước ngoài thực hiện 2.528,3 tỷ đồng (89,8% KH) so với cùng kì năm trước tăng 68,3%, giải ngân 2.426,3 tỷ đồng (86,2% KH - trong đó đã thanh toán ra khỏi Kho bạc 2.376 tỷ đồng) so với cùng kì năm trước tăng 75,6%.
 
+ Vốn trong nước thực hiện 2.174,7 tỷ đồng (38,3% KH) so với cùng kì năm trước tăng 71,6%, giải ngân 2.051,1 tỷ đồng (36,11% KH) so với cùng kì năm trước tăng 48,4%. + Vốn đối ứng các dự án ODA thực hiện 637 tỷ đồng (31,1% KH) so với cùng kì năm trước tăng 39,7%, giải ngân 605,7 tỷ đồng (29,5% KH) so với cùng kì năm trước tăng 42,3%.
 
+ Các dự án ứng trước kế hoạch (3.500 tỷ đông): Thực hiện 1.476 tỷ đồng (đạt 42,2% kế hoạch), giải ngân 1.301,5 tỷ đồng (đạt 37,2% kế hoạch). Nguồn TPCP :
 
Theo báo cáo của các chủ đầu tư 7 tháng/2009 thực hiện 5.465,1 tỷ đồng (54,7% KH) so với cùng kì năm trước tăng 86,6%, giải ngân 5.108 tỷ đồng (51,1% KH), so với cùng kì năm trước tăng 70%. Trong đó:
 
- Các dự án theo Quyết định 171/QĐ-TTg (8.500 tỷ đồng): thực hiện 5.121,8 tỷ đồng (60,3% kế hoạch), giải ngân đạt 4.726 tỷ đồng (55,6% kế hoạch).
 
- Các dự án cấp bách ứng bổ sung (1.500 tỷ đồng): Thực hiện 343,3 tỷ đồng (23% kế hoạch), giải ngân 282,1 tỷ đồng (25,5% kế hoạch).
 
Nguồn ngoài ngân sách:
 
- Các dự án BOT (Vốn của các nhà đầu tư): 7 tháng/2009 khối lượng thực hiện đạt 5.800 tỷ đồng, giải ngân đạt 3.929,6 tỷ đồng.
 
 
Hội nghị giao ban Bộ  thường kỳ tháng 7 năm 2009
 
Công nghiệp giao thông vận tải: Mặc dù tháng 7 sản lượng đã tăng so với các tháng đầu năm nhưng sản lượng 7 tháng đầu năm vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước . Giá trị sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm đạt 17.925 tỷ đồng đạt 37,5% KH năm - giảm 5,2% so cùng kỳ năm 2008; doanh thu đạt 15.284 tỷ đồng đạt 35,5% KH năm - giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó:
 
- Công nghiệp tàu thủy: Giá trị sản xuất 14.550 tỷ đạt 36,2% KH năm - giảm 2,4%; doanh thu 12.300 tỷ đạt 33,9% KH năm - giảm 3% so với cùng kỳ 2008. - Công nghiệp ô tô: Giá trị sản xuất 3.143,6 tỷ đạt 46,2% KH năm - giảm  12,8%; doanh thu 2.816,1 tỷ đạt 33,9% KH năm - tăng 0,3% so cùng  kỳ  năm trước.
 
Về công tác cải cách hành chính: Công tác cải cách hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ GTVT tiếp tục được quan tâm, đặc biệt là Đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính do được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và Thứ trưởng thường trực nên đã đảm bảo hoàn thành và bám sát theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Bộ đã triển khai công tác chuẩn bị công bố bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ GTVT (theo văn bản số 1071/TTg-TCCV ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ), theo yêu cầu Bộ phải quyết định công bố bộ thủ tục hành chính trước ngày 15/8/2009.
 
 

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng phát biểu kết luận Hội nghị

 
 Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng khẳng định: trong tháng 7, các cơ quan của Bộ đã triển khai đồng bộ nhiều công việc quan trọng: Hội nghị công tác cán bộ, Hội nghị công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, công tác xây dựng vănn bản quy phạm pháp luật. ATGT duy trì giảm cả 3 tiêu chí: số vụ tai nạn, số người chết, số người bị thương.
 
Về nhiệm vụ tháng 8 và các tháng năm, Bộ trưởng nhấn mạnh:
 
Tập trung cao độ hoàn thành các thủ tục hành chính, đảm bảo công bố trước ngày 15/8/2009.
 
Phối hợp với các Bộ ngành hoàn thành các dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật GTĐB để Chính phủ thông qua trong tháng 8 và tháng 9; đồng thời tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng trong nhân dân để thực hiện nghiêm các quy định mới như không uống rượu bia khi lái xe, đeo dây bảo hiểm khi ngồi trên ôtô, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, …. Đặc biệt là trong tháng 9 – Tháng An toàn giao thông.
 
Hoàn thành các quy hoạch về Cảng biển, về vận tải. Tham gia tích cực vào xây dựng quy hoạch Thủ đô mới.
 
Đối với công tác quản lý kết cấu hạ tầng, Bộ trưởng nhấn mạnh việc quản lý các đường chuyên dùng, quản lý đường BOT, chuẩn bị kế hoạch tài chính dài hạn cho việc duy tu, nạo vét các luồng hàng hải.
 
Về công tác phòng chống và khắc phục lụt bão: các cơ quan, đơn vị cần tập trung sẵn sàng lực lượng, phương tiện khắc phục thiên tai. Cục Đường thủy nội địa chú ý công tác đảm bảo ann toàn giao thông của các đò ngang.
 
Cục Y tế phối hợp với các Cục quản lý chuyên ngành tập trung cho công tác phòng chống dịch cúm A H1N1 tại các cảng hàng không, trên các tàu khách, xe khách.
PVO

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)
   capcha_img