Thứ năm, ngày 16/01/2025

Bình Thuận: Chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão

Thứ tư, 10/06/2009 16:48 GMT+7
Theo dự báo, tình hình khí tượng thủy văn mùa mưa bão năm nay sẽ diễn biến bất thường, trái quy luật và khó lường.
Theo dự báo, tình hình khí tượng văn mùa mưa bão năm nay sẽ diễn biến bất thường, trái quy luật và khó lường.
Với địa hình tỉnh ta, khi có bão lũ sẽ gây ra thiệt hại lớn. Do địa hình dốc, sông suối nhỏ nên thường xảy ra lũ quét ở vùng núi, ngập nước ở vùng đồng bằng và cát lấp, xói lở ở vùng ven biển. Bình Thuận có bờ biển dài trên 192 km, số lượng tàu thuyền đánh bắt hải sản nhiều, với khoảng 7 ngàn chiếc, vì vậy hàng năm thiệt hại về người và tài sản ở trên biển là khá lớn. Nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho các đối tượng tàu thuyền là rất cao, nhất là vận tải hành khách tuyến Phan Thiết- Phú Quý và khai thác hải sản. Nhưng phương án phòng chống lụt bão và cứu nạn trên biển chưa thật rõ ràng, việc thông tin liên lạc còn nhiều bất cập, phương tiện cho phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn còn thô sơ thiếu thốn
Neo đậu tàu thuyền tránh bão
 Chính quyền các địa phương vùng ven biển phối hợp với các ngành chức năng cần tổ chức rút kinh nghiệm trong việc chỉ đạo phương án phòng tránh cho ngư dân đánh bắt trên biển đối phó khi gặp thiên tai. Triển khai đầu tư mạng thông tin liên lạc đồng bộ, hiệu quả giữa các tàu thuyền đang hoạt động trên biển với đất liền theo hướng làm rõ về phương tiện, cơ sở vật chất, sự chỉ huy phối hợp, cách thức thông báo liên lạc thuận tiện và dễ nhớ. Kiểm tra việc thực hiện nghiêm ngặt các vị trí neo đậu tàu thuyền và phương án di dời tàu thuyền, tạo thông thoáng cho dòng chảy thoát lũ ở các cửa sông chính. Lập phương án quy hoạch tổng thể và kiên quyết di dời các khu vực cửa sông ven biển, các vùng bị ngập do nước dâng, biển lỡ lên khu vực an toàn.
 Đối với các công trình, nhất là công trình hồ chứa nước lớn, các đập dâng phải kiểm tra thật kỹ và có biện pháp khẩn trương khắc phục sự cố như tổ mối, nứt nẻ, rò rỉ, trước mùa mưa lũ. Nâng cao hơn nữa chất lượng việc cảnh báo, dự báo để dự báo sớm và chính xác khả năng xuất hiện và diễn biến tình huống phức tạp về thời tiết phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo và công tác thông tin. Đặc biệt phải làm tốt công tác tuyên truyền trong cộng đồng dân cư để mọi người nêu cao cảnh giác, có ý thức phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra.
 Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân là yêu cầu cấp thiết và cũng là mong muốn lớn nhất của mọi người khi có thiên tai xảy ra. Vì vậy các cấp, các ngành các cơ quan, đơn vị cần nêu cao trách nhiệm, khẩn trương xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức thực hiện tốt công tác được giao, tạo sự chủ động, tích cực, khẩn trương, kịp thời đối phó với những diễn biến bất thường của thời tiết trong mùa mưa bão năm 2009.
Theo Báo BT
Để thực sự chủ động trong công tác phòng chống lụt bão, đối phó với tình hình thời tiết bất lợi và giảm nhẹ thiệt hại, thiết nghĩ trước hết các ngành, các địa phương phải quán triệt tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 580 ngày 6/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 18 ngày 21/5/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và giảm nhẹ thiên tai năm 2009. Tiến hành rà soát bổ sung phương án phòng chống thiên tai thật cụ thể, phù hợp và khả thi trên từng lĩnh vực trong từng ngành, từng địa phương với tinh thần, mức độ, phạm vi cao hơn, khẩn trương hơn. Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” là chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư và phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ ở hai cấp huyện và xã, mà trọng tâm là cấp xã, phường, thị trấn.
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)