Chủ nhật, ngày 12/01/2025

Thái Nguyên: Cảnh báo những nguy hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện

Thứ hai, 16/09/2013 00:00 GMT+7
Với ưu điểm như bảo vệ môi trường, không tốn nhiên liệu, không phải đăng ký và nộp phí đường bộ, giá cả phải chăng… xe đạp điện hiện đang là sự lựu chọn của khá nhiều người dân, nhất là học sinh, sinh viên trên địa bàn T.P Thái Nguyên. Tuy nhiên, do vận tốc tương đương xe máy, hầu như không có các thiết bị an toàn… xe đạp điện lại tiềm ẩn những nguy hiểm không chỉ cho người điều khiển, mà ảnh hưởng tới cả những người tham gia giao thông.
Với ưu điểm như bảo vệ môi trường, không tốn nhiên liệu, không phải đăng ký và nộp phí đường bộ, giá cả phải chăng… xe đạp điện hiện đang là sự lựu chọn của khá nhiều người dân, nhất là học sinh, sinh viên trên địa bàn T.P Thái Nguyên. Tuy nhiên, do vận tốc tương đương xe máy, hầu như không có các thiết bị an toàn… xe đạp điện lại tiềm ẩn những nguy hiểm không chỉ cho người điều khiển, mà ảnh hưởng tới cả những người tham gia giao thông.

Có mặt tại khu vực ngã 4 đèn xanh - đỏ, cạnh cổng Trường THPT Lương Ngọc Quyến vào giờ tan học, chúng tôi không khỏi lo ngại trước tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông (ATGT) nơi đây. Các em học sinh chở nhau vượt quá số người quy định, dàn hàng ngang 4-5 xe trên đường, không đội mũ bảo hiểm, vượt tín hiệu đèn đỏ, thậm chí còn rượt đuổi, lạng lách, đánh võng trên đường. Ra đường bây giờ sợ nhất học sinh đi xe đạp điện. Bởi nhiều loại xe đạp điện không có đèn xi nhan nên khi các cháu sang đường, rẽ trái hay rẽ phải người tham gia giao thông rất khó phát hiện, dẫn đến va quệt giữa xe đạp điện và các phương tiện khác là điều khó tránh khỏi.

Không chỉ thiếu hệ thống đèn tín hiệu chuyển hướng, tốc độ của các loại xe đạp điện hiện nay có thể đạt 40-50km/giờ, tương đương với tốc độ của xe máy. Trong khi đó, hệ thống phanh của xe đạp điện lại không tương thích với tốc độ thực tế. Cụ thể, xe có thể chạy tối đa 50km/giờ, nhưng phanh xe chỉ đảm bảo ở tốc độ khoảng 20km/giờ (phanh của xe đạp). Thêm vào đó, bánh xe nhỏ dễ gây trượt khi cua với tốc độ lớn. Bởi vậy đã có nhiều vụ va chạm giao thông xảy ra.

Trước thực trạng trên, thời gian vừa qua, Công an T.P Thái Nguyên đã tổ chức hai đợt ra quân cao điểm tập trung xử lý xe đạp điện. Từ ngày 15-6 đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông đã lập biên bản và xử lý trên 200 trường hợp vi phạm trật tự ATGT với các lỗi: không đội mũ bảo hiểm, chở người quá quy định, vượt đèn đỏ… Thiếu tá Lý Minh Hùng, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - Công an T.P Thái Nguyên cho biết: Trên 90% người điều khiển, người ngồi sau xe đạp điện chưa đội mũ bảo hiểm. Tại Điều 11 Nghị định 34 có hiệu lực từ năm 2010 đã quy định rõ những hành vi vi phạm đối với xe đạp điện như không đội mũ bảo hiểm, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi không đúng làn đường... sẽ bị xử phạt từ 40.000 - 200.000 đồng, cao nhất có thể tịch thu phương tiện, nhưng chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn trong xử lý các vi phạm này.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, phần lớn người điều khiển xe đạp điện là học sinh chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái xe nên không thể tạm giữ bằng lái xe; xe đạp điện không có đăng ký nên cơ quan chức năng gặp khó trong việc lập biên bản, phải đánh số thứ tự xe để tránh nhầm lẫn. Trong trường hợp người điều khiển xe đạp điện gây tai nạn và bỏ chạy thì cơ quan chức năng lại gặp khó trong việc truy tìm chủ sở hữu phương tiện. Thêm nữa, khi vi phạm, đối tượng điều khiển xe là học sinh mà bị giữ lại, sẽ ảnh hưởng đến thời gian học tập, do đó, trong nhiều trường hợp, cảnh sát giao thông chỉ nhắc nhở mà không áp dụng xử phạt theo quy định…

Có thể thấy, hiện nay, trên địa bàn thành phố, người dân xử dụng xe đạp điện ngày càng nhiều, nhưng thực tế việc quản lý và xử phạt xe đạp điện vi phạm trật tự ATGT đang bị bỏ ngỏ. Mặc dù xe đạp điện nằm trong danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn giao thông, nhưng đến nay vẫn chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn gì để quản lý loại hình phương tiện này. Đặc biệt là chưa có cơ quan quản lý nào đưa ra những quy chuẩn về tốc độ đối với xe đạp điện cũng như kích thước xe và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác…

Trước mắt, để giải quyết tình trạng vi phạm trật tự ATGT, theo Thiếu tá Lý Minh Hùng, Đội trưởng Đội cảnh sát giao thông - Công an T.P Thái Nguyên: Đối tượng đi xe đạp điện hiện nay chủ yếu là học sinh nên các nhà trường tăng cường giáo dục, đặc biệt là phải hướng dẫn kỹ năng điều khiển xe đạp điện khi tham gia giao thông cho học sinh. Đồng thời, ngành Giao thông Vận tải và ngành Giáo dục tăng cường phối hợp xây dựng các giải pháp mang tính đồng bộ nhằm nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cho học sinh, sinh viên; tổ chức kiểm tra giám sát thường xuyên, tại chỗ việc chấp hành pháp luật của học sinh tại các chi đoàn, lớp; thực hiện thông báo rộng rãi tên, địa chỉ, nơi học tập, làm việc về đơn vị quản lý, các địa phương cư trú đối với hành vi vi phạm trật tự ATGT của thanh, thiếu niên, đồng thời có yêu cầu phản hồi khi thực hiện xử lý, giáo dục…
Nguồn: Báo Thái Nguyên
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)