Thứ hai, ngày 03/02/2025

Việt Nam & Senegal trao đổi kinh nghiệm quản lý ATGT

Thứ năm, 01/07/2010 00:00 GMT+7

Chiều 30/6, tại trụ sở Bộ GTVT, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã có buổi tiếp Quyền Bộ trưởng Bộ Truyền thông và GTVT Senegal Bassirou Guisse. Cùng dự có ông Nguyễn Văn Công - Chánh văn phòng Bộ GTVT, bà Nguyễn Thanh Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư, ông Phạm Thanh Tùng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông...

Chiều 30/6, tại trụ sở Bộ GTVT, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã có buổi tiếp Quyền Bộ trưởng Bộ Truyền thông và GTVT Senegal Bassirou Guisse. Cùng dự có ông Nguyễn Văn Công - Chánh văn phòng Bộ GTVT, bà Nguyễn Thanh Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư, ông Phạm Thanh Tùng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, ông Nguyễn Văn Thuấn - Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, ông Thân Văn Thanh - Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, ông Vũ Văn Chung - Quyền giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin. Về phía Senegal có ông Drame Seck - Cục trưởng Cục Vận tải mặt đất, bà Ndeye Awa Sarr - Chủ tịch Tổ chức Laser International, ông Daouda Sagna - Giám đốc dự án, Tổ chức Laser International. Tham dự buổi tiếp này còn có các đại diện của Quỹ phòng chống thương tích Châu Á - AIP, ông Creig Craft - Chủ tịch AIP, bà Mirjam Sidik - Giám đốc điều hành, bà Hoàng Thị Na Hương - Phó giám đốc điều hành.

Tại buổi tiếp Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã vui mừng chào đón đoàn Bộ Truyền thông và GTVT Senegal đã tới thăm và làm việc với Bộ GTVT Việt Nam và cho rằng đây là cơ hội tốt để hai bên trao đổi kinh nghiệm quản lý nhà nước về GTVT và ATGT. Ngài Bassirou Guisse đã cảm ơn Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng và Bộ GTVT Việt Nam đã dành thời gian để tiếp Đoàn và cho biết mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này là để học hỏi về kinh nghiệm về quản lý ATGT.
 

Vụ trưởng Vụ ATGT Nguyễn Văn Thuấn trình bày kinh nghiệm quản lí nhà nước về ATGT tại Việt Nam. Qua đó cho thấy: Cùng với sự đổi mới và phát triển KTXH (năm 1998), thì tai nạn giao thông ở Việt Nam bắt đầu gia tăng: năm 2001 số người chết vì TNGT tăng 37% so với năm 2000 và năm 2002 tăng 21,4% so với năm 2001 ; sau đó, nhờ việc áp dụng một số giải pháp mạnh, TNGT đã được kéo giảm từ năm 2003 đến năm 2005 (trong 3 năm, mỗi năm trung bình giám trên 17% số vụ, giảm gần 4% số người chết và giảm trên 25% số người bị thương so với năm trước); tuy nhiên, đến năm 2006 và 2007, tình hình an toàn giao thông lại bắt đầu phức tạp và TNGT lại gia tăng (năm 2006 tăng 10,72% và năm 2007 tăng 3,2% về số người chết).
 
Đứng trước tình hình này, Bộ GTVT với trách nhiệm là cơ quan đầu mối của Chính phủ thực hiện chức năng QLNN về GTVT đã họp bàn với các Bộ, ngành có liên quan để phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.
Bằng việc nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng nguyên nhân gây TNGT bao gồm những nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt là nhận ra những nguyên nhân thiếu sót, yếu kém từ công tác QLNN về an toàn giao thông như: các quy định của pháp luật về A TGT chưa đủ mạnh, thiếu sức răn đe; công tác tuyên truyền, phô biến pháp luật và cưỡng chế thực hiện pháp luật về ATGT còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác chi đạo, điều hành bảo đảm ATGT từ Trung ương đến địa phương còn rời rạc, thiếu đồng bộ . . . . ; Để giải quyết một cách cơ bản các vấn đề này, Bộ GTVT đã trình lên Chính phủ một dự thảo Nghị quyết và đã được Chính phủ thông qua đó là Nghị Quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năng 2007 về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Có thể nói đây là thời điểm đánh dấu một bước tiến mới trong công tác bảo đảm TTATGT ở Việt Nam.
 
Nghị quyết 32/2007/NQ-CP có 7 nhóm giải pháp mang tính thực tiễn, cụ thể và quyết liệt là:
- Đầy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông kết hợp với tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đảm bảo phát huy tác dụng giáo dục, răn đe, phòng ngừa vi phạm;
- Nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, tập trung xóa các điểm đen, giải tỏa và lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt;
- Tăng cường quản lý chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới, kiên quyết loại bỏ xe hết niên hạn sử dụng, xe tự chế;
- Nâng cao chất lượng của đội ngũ lái xe và công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe;
Giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra bằng việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy từ 15/12/2007 kết hợp lập các trạm sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông dọc các quốc lộ.
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiện toàn các cơ quan chuyên trách về an toàn giao thông.
 
Và sau khi Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ được ban hành thì một việc rất quan trọng là công tác tổ chức thực hiện; thời điểm đó Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành đã có sự chỉ đạo rất quyết liệt đến toàn bộ hệ thống chính trị cùng vào cuộc để thực hiện.
 
Kết quả đã cho thấy, cuối năm 2007, sau gần 6 tháng thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP thì các giải pháp tăng cường bảo đảm TTATGT của Chính phủ đã phát huy tác dụng và đặc biệt là việc tổ chức thực hiện thành công giải pháp bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy; kết hợp với triển khai mạnh mẽ giải pháp tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nguy hiểm là nguyên nhân gây TNGT như: uống rượu bia, điều khiển phương tiện quá tốc độ quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, chở quá số người quy định...., ; tình hình TNGT ở VN đã bắt đầu được kiềm chế (ở thời điểm tháng 6 năm 2007, tỷ lệ tăng số người chết vì TNGT là 7,2%, sau khi thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP tý lệ tăng số người chết giảm xuống còn 1,9% vào thời điếm cuối năm 2007). Đến năm 2008 thì TNGT đã giảm mạnh trên cả 3 tiêu chí so với năm 2007 và là năm giảm nhiều số người chết nhất từ trước tới nay (giảm 1.835 vụ tai nạn giao thông (- 12,52%), giám 1.564 người chết (- 11,89%), giảm 2.487 người bị thương (- 23,57%). Năm 2009 so với năm 2008 tình hình TNGT vẫn được duy trì theo xu hướng giảm (giám 390 vụ (-3,0%), giám 78 người chết (-0,7%), giảm 152 người bị thương (- 1,9%) .
 
Ngài Bassirou Guisse đã cảm ơn những kinh nghiệm mà phía Việt Nam đã trao đổi và cho biết ông đã rút ra nhiều bài học từ chuyến đi Việt Nam lần nay. Bộ trưởng hy vọng sẽ áp dụng được những kinh nghiệm này tại đất nước Senegal của mình đặc biệt bài học có thể áp dụng ngay là bắt buộc trẻ em đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.
Quyền Bộ trưởng Senegal cũng hy vọng hai bên sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác về GTVT trong tương lai.
 
Vài nét về đất nước Senegal
 
- Sénégal (tên chính thức Cộng hoà Sénégal) là một quốc gia nằm ở cực Tây châu Phi, có đường biên giới là biển Đại Tây Đương, Mauritania ở phía Bắc, Mali ở phía Đông, Guinée và GUINÉ-BISSAU ở phía Nam.
Diện tích: 196,190 km2; Dân số: 13,711,597 (2009); Thủ đô: Dakar; Ngôn ngữ: Tiếng Pháp
Giao thông vân tải: Senegal có hơn 900 km đường sắt khổ lai thuộc sở hữu của chính phủ, kết nối với Mauritania, Mali và Guinee. Hiện nay Senegal đang thực hiện chuyển đổi sang khổ đường 1 ,435m. Về đường bộ, Senegal có khoảng 15,000 km đường bộ với 1/3 được rải nhựa. Thủ đô Dakar là điểm cuối của 3 tuyến thuộc mạng lưới đường bộ cao tốc xuyên châu Phi.
Về đường sông, Senegal có tổng cộng 897 km đường sông trong đó 785km thuộc sông Senegal và 112 km thuộc sông Saloum. Về cảng biển, Thủ đô Dakar có một trong những cảng nước sâu lớn nhất tại bờ biển Tây Phi. Cảng nước sâu này nằm tại cực Tây của châu Phi tại điểm giao của các luồng hàng hải kết nối châu Âu và Nam Phi với tổng lưu lượng hàng hóa trung bình hàng năm là 10 triệu tấn. Luồng dẫn cảng có chiều rộng 200m và hoạt động 24/24 giờ. Kết cấu cảng gồm các bến cho tàu chở dầu, bến cảng container với sức chứa 3,000 TEU, một cảng cá và lương thực và một cơ sở sửa chữa tàu biển. Về hàng không, Senegal có khoảng 20 sân bay trong đó sân bay quốc tế Leopold Seda Senghor tại Dakar là trung tâm hàng không của tiểu vùng với khả năng vận chuyển 2,1 triệu hành khách mỗi năm. Sân bay này kết nối Thủ đô Dakar với các thành phố lớn của châu Phi và có các chuyến bay hàng ngày đến châu Âu và Hoa Kỳ.

 

DT - TNT

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)