Thứ bảy, ngày 08/02/2025

Luật GTĐTNĐ: Triển khai thực hiện vẫn còn tồn tại những bất cập

Thứ sáu, 08/05/2009 00:00 GMT+7
Ngày 8/5/2009, tại Hải Phòng: Cục ĐTNĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 4 năm thực hiện Luật GTĐT nội địa. Có thể nói, sau bốn năm Luật Giao thông ĐTNĐ có hiệu lực, hoạt động giao thông ĐTNĐ đã có nhiều chuyển biến trên mọi lĩnh vực. Từ khâu xây dựng, phê duyệt quy hoạch, biên soạn ban hành văn bản QPPL đến tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật và tổ chức quản lý các hoạt động. Vai trò, trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông ĐTNĐ từ Trung ương đến địa phương được nâng cao; nhận thức tư duy và hành động của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông ĐTNĐ đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực; trật tự an toàn trên ĐTNĐ đang đi dần vào nề nếp.
Ngày 8/5/2009, tại Hải Phòng: Cục ĐTNĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 4 năm thực hiện Luật GTĐT nội địa. Có thể nói, sau bốn năm Luật Giao thông ĐTNĐ có hiệu lực, hoạt động giao thông ĐTNĐ đã có nhiều chuyển biến trên mọi lĩnh vực. Từ khâu xây dựng, phê duyệt quy hoạch, biên soạn ban hành văn bản QPPL đến tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật và tổ chức quản lý các hoạt động. Vai trò, trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông ĐTNĐ từ Trung ương đến địa phương được nâng cao; nhận thức tư duy và hành động của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông ĐTNĐ đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực; trật tự an toàn trên ĐTNĐ đang đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần có biện pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền cấp tỉnh, sự vào cuộc thường xuyên và có hiệu quả của chính quyền các cấp huyện, xã
* Bước đầu hoàn thiện cơ chế quản lý
Trong quá trình tổ chức triển khai Luật giao thông ĐTNĐ, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành một mặt vừa tập trung hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc thực hiện. Mặt khác thường xuyên lắng nghe, tiếp thu, tập hợp những kiến nghị của các doanh nghiệp, đơn vị, địa phương, cập nhật những vướng mắc bất cập nảy sinh trong thực tiễn. Trên cơ sở đó để hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với tình hình hoạt động. Cụ thể như: Nghị định số 80/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; Quyết định số 15/2008/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT về đăng ký phương tiện thuỷ nội địa (thay thế Quyết định số 29/2004/QĐ-BGTVT); Quyết định 18/2008/QĐ-BGTVT ngày 17/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành qui định điều kiện cơ sở dạy nghề thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa (thay thế Quyết định số 35/2004/QĐ-BGTVT);   Quyết định số 19/2008/QĐ-BGTVT ngày 17/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành qui chế thi, cấp đổi bằng, CCCM thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa (thay thế Quyết định số 36 và 38/2004/QĐ-BGTVT); Quyết định số 77/2008/QĐ-BTC ngày 15/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành mức thu và chế độ quản lý, sử dụng học phí đào tạo (thay thế Quyết định số 178 của Bộ Tài chính); Thông tư số 101/2008/TT-BTC ngày 11/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng vụ ĐTNĐ (thay thế Thông tư 58); Thông tư số 09/2008/TT-BTC ngày 30/1/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, thanh quyết toán kinh phí quản lý, bảo trì ĐTNĐ....
* Vẫn còn nhiều bất cập
Mặc dù vậy, theo đánh giá của Cục ĐTNĐ Việt Nam, qua 4 năm thực hiện Luật GTĐT nội địa vẫn còn tồn tại những bất cập, đó là việc xây dựng quy hoạch của các địa phương làm còn chậm, còn nhiều địa phương chưa lập và phê duyệt quy hoạch cảng, bến thủy nội địa. Vì vậy, công tác quản lý hoạt động cảng, bến thuỷ nhiều địa phương đang bị buông lỏng. Cụ thể, cảng, bến thủy nội địa, nhất là bến thủy mở ra tràn lan, manh mún không có quy hoạch; dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, hệ thống cầu tàu của cảng, bến lạc hậu, năng suất thấp, khả năng cạnh tranh kém, rất ít cảng có thiết bị bốc xếp được hàng siêu trường, siêu trọng, hàng container, khả năng hội nhập không có. Hoạt động của tổ chức Cảng vụ ĐTNĐ chưa trải hết trên các tuyến ĐTNĐ, tình trạng phương tiện vào hoạt động tại các bến chưa có mặt của tổ chức Cảng vụ để trốn tránh sự kiểm soát theo quy định còn nhiều, chưa tạo sự thống nhất đồng bộ chung nên hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại cảng, bến thuỷ nội địa bị hạn chế. Ngoài ra, Bến khách ngang sông hoạt động chưa có giấy phép chiếm trên 50%, phương tiện tham gia hoạt động tại bến chưa thực hiện đăng ký, đăng kiểm chiếm 30%, số người lái phương tiện hoạt động tại bến không có bằng, chứng chỉ lái phương tiện chiếm trên 50%.
Hơn thế, công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa hàng năm còn nhiều hạn hẹp, mới chỉ đáp ứng những nội dung cấp thiết, còn nhiều công việc chưa được triển khai. Hầu hết các tuyến ĐTNĐ đều không đồng cấp, còn nhiều cầu cũ, yếu, tĩnh không thấp, không tạo cơ hội đổi mới phương tiện và công nghệ chạy tàu của các doanh nghiệp vận tải. Các tuyến ĐTNĐ địa phương lại càng hạn chế, chủ yếu là khai thác trong điều kiện tự nhiên.
Nhữngtồn tại của công tác quản lý, đăng ký phương tiện đó là số phương tiện chưa được đăng ký vẫn còn quá lớn, nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức công tác này. Cụ thể là Luật Giao thông ĐTNĐ đã có hiệu lực được 4 năm song đến nay mới có gần 20 địa phương ban hành quy định chi tiết về điều kiện an toàn và phân cấp tổ chức quản lý phương tiện nhỏ theo Khoản 4 Điều 24 của Luật. Còn lại nhiều địa phương, nhất là những địa phương có nhiều phương tiện loại nhỏ chưa phân cấp cho chính quyền cấp dưới việc quản lý đăng ký phương tiện mà vẫn giao cho các Sở GTVT tiếp tục thực hiện nên tiến độ thực hiện bị kéo dài, không đáp ứng yêu cầu đã đề ra. Số lượng phương tiện lớn, song chủ yếu là phương tiện loại nhỏ, số này chiếm trên 50% số đầu phương tiện hiện có lớn không những không tạo được năng suất cao mà rất dễ gây tai nạn trong hoạt động và vo hình tạo nên những khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý phương tiện.
Đối với công tác quản lý thuyền viên, người lái phương tiện còn tồn tại việc các cơ sở đào tạo cấp bằng, CCCM phân bổ không đều, chỉ tập trung ở một số địa phương có đông dân cư, còn nhiều địa phương không có cơ sở đào tạo, sát hạch, các vùng không có cơ sở đào tạo thường khó khăn về kinh tế nên việc đào tạo cấp bằng, chứng chỉ cho hết số chưa có bằng, chứng chỉ theo quy định còn gặp nhiều trở ngại. Mặt khác, sự quan tâm đối với công tác đào tạo, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên ở nhiều địa phương còn rất thấp. Theo Khoản 3 Điều 35 Luật Giao thông ĐTNĐ giao ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc đào tạo, cấp chứng chỉ lái phương tiện, giấy chứng nhận học tập pháp luật về giao thông ĐTNĐ cho người lái phương tiện. Song đến nay số người điều khiển phương tiện không có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận học tập pháp luật giao thông ĐTNĐ vẫn còn quá nhiều.
Một số tồn tại trong lĩnh vực hoạt động vận tải thủy đó là việc đội tàu toàn quốc tuy có sự đổi mới song chưa đáng kể, chủ yếu vẫn là phương tiện loại nhỏ, tầm hoạt động ngắn, năng suất thấp; các cảng còn quá ít thiết bị xếp dỡ hiện đại, thiết bị xếp dỡ được hàng nặng, hàng container; chưa đủ điều kiện để tổ chức vận chuyển đa phương thức, không những hạn chế tính ưu việt sẵn có của vận tải thủy mà còn giảm khả năng cạnh tranh với các phương thức vận tải khác.
Công tác thanh, kiểm tra đã được các đơn vị, các ngành, các địa phương tích cực triển khai, song đây mới chỉ là kết quả ban đầu, vi phạm trong hoạt động trên ĐTNĐ vẫn tiếp diễn mọi lúc, ở nhiều nơi, tai nạn trên ĐTNĐ bốn năm qua tuy được kiềm chế song vẫn chưa được ổn định, đặc biệt năm 2009 đang có chiều hướng gia tăng.

ĐT

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)