Chủ nhật, ngày 09/02/2025

Hợp tác cải thiện ATGT đường bộ

Thứ ba, 24/02/2009 00:00 GMT+7
Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), trong phiên họp khoá 62 năm ngoái, đã thông qua nghị quyết về “Tăng cường ATGT đường bộ toàn cầu”. Việt Nam là một trong hơn 40 nước đồng bảo trợ dự thảo nghị quyết này.
Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ), trong phiên họp khoá 62 năm ngoái, đã thông qua nghị quyết về “Tăng cường ATGT đường bộ toàn cầu”. Việt Nam là một trong hơn 40 nước đồng bảo trợ dự thảo nghị quyết này.

 

Hình nộm CSGT bắn tốc độ bên ngoài Tp. Minsk,
Belarus, đã hạn chế được nhiều xe chạy quá tốc độ

Nghị quyết kêu gọi các nước thành viên LHQ tích cực tham gia phát triển một “cơ chế an toàn giao thông đường bộ toàn cầu”. Trong phiên thảo luận, các nước và tổ chức quốc tế đều bày tỏ lo ngại về thực trạng TNGT vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, là mối đe dọa đối với những thành tựu phát triển vốn rất khó khăn mới giành được ở nhiều nước.

Trong bài viết đăng trên tờ “Washington Post” (Mỹ) số ra mới đây, ông Norman Mineta -cựu Bộ trưởng GTVT Mỹ và hiện là Chủ tịch danh dự của dự án “Hãy làm cho các con đường trở nên an toàn hơn” tại Bắc Mỹ, đã kêu gọi các nước đang phát triển học tập kinh nghiệm thành công của các chương trình an toàn đường cao tốc ở Thụy Điển, Hà Lan và Ôxtrâylia. Theo đó kiên trì thực hiện cam kết chính trị đối với việc thắt dây an toàn khi lái xe ôtô hay đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy; nghiêm trị các hành vi lái xe quá tốc độ hay lái xe trong tình trạng say rượu; đầu tư xây dựng các con đường an toàn hơn và cải tiến mẫu mã phương tiện giao thông ưu tiên tính an toàn. Kêu gọi các nước giàu giúp các nước nghèo thu hẹp khoảng cách về ATGT đường bộ.

Thực trạng

 

Phát biểu tại phiên thảo luận của ĐHĐ LHQ về vấn đề ATGTĐB, Đại sứ Bùi Thế Giang - Phó trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh: “Việt Nam rất coi trọng và ưu tiên giải quyết vấn đề bảo đảm ATGT đường bộ. Việt Nam cam kết tăng cường nỗ lực trong việc hoạch định và thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hành động và chương trình ATGT theo tinh thần nghị quyết mà ĐHĐ thông qua, trước mắt phấn đấu đến năm 2010 giảm 5 - 7% số người chết do TNGT”.

 

 

heo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tổng số 1,2 triệu người chết vì TNGT trên thế giới hàng năm, có 40% là thanh niên dưới 25 tuổi và hơn 50 triệu người khác bị chấn thương và thương tật suốt đời. Khoảng 85% các tai nạn đó xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình. Ước tính mỗi năm thiệt hại do TNGT trên toàn cầu lên đến 518 tỷ USD. Tai nạn trong nhóm thanh niên sử dụng xe máy ở châu Á đang ngày càng tăng và trở thành một thảm họa đối với sức khỏe cộng đồng. Thiệt hại hàng năm do TNGT gây ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình lên tới 65 đến 100 tỷ USD, tức là cao hơn tổng viện trợ phát triển hàng năm mà các nước này nhận được. Từ nay đến năm 2020, TNGT sẽ lên vị trí thứ ba trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới, chỉ sau nạn đói và HIV/AIDS.

Thông điệp của Tổng thư ký LHQ nhân phát động tại “Tuần lễ ATGT đường bộ toàn cầu lần thứ nhất” nêu rõ: Chính phủ các nước và các đối tác đã tăng cường quan tâm đến ATGT đường bộ. Các biện pháp phòng ngừa đòi hỏi phải có ý chí chính trị và đầu tư tài chính cho những nỗ lực nhằm vào đối tượng thanh niên, chính vì vậy quyết định nâng cao ATGT đường bộ cần phải được đặt ra ở cấp cao nhất.

Một trong những nguyên nhân chính gây TNGT là sự tham gia hỗn tạp của nhiều loại phương tiện giao thông trên đường. Tại châu Phi, Mỹ Latinh và vùng Caribê, đa số nạn nhân là người đi bộ, trong khi đó tại một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan, Việt Nam, nạn nhân chủ yếu là những người đi xe hai bánh. Ở Ấn Độ, cứ 6 phút rưỡi lại có một người chết do TNGT và dự đoán đến năm 2020 con số này sẽ là 3/1, có nghĩa là cứ 3 phút lại có một người chết. Một nguyên nhân khác dẫn đến tử vong cao tại các nước nghèo là phóng nhanh, vượt ẩu, lái xe trong tình trạng say rượu, cộng vào đó là tình trạng xe chở quá mức cho phép trên những con đường xấu, có nhiều “ổ gà”.

Xử phạt mạnh tay

Bộ An ninh công cộng thủ đô Mexico City của Mêhicô đã phát động “Chiến dịch an toàn phối hợp giữa taxi và xe khách”. Tại những điểm trọng yếu, cảnh sát, nhân viên luật và thanh tra viên của Bộ Giao thông đường bộ phối hợp cùng cảnh sát giao thông, được phép bắt giữ và xử phạt nghiêm những người phạm luật giao thông.

Các nhà khoa học Mỹ cho biết, mỗi năm tại nước Mỹ xảy ra 42.132 trường hợp TNGT nghiêm trọng và hơn 3 triệu trường hợp tai nạn nhẹ. Phần lớn các vụ tai nạn có liên quan đến xe ôtô du lịch, xe tải nhẹ và ôtô chở khách. Mới đây, bang Virginia đã áp dụng mức tiền phạt rất nặng, từ hàng trăm tới hàng nghìn USD đối với các hành vi vi phạm luật giao thông. Theo quy định mới, mức phạt sẽ dao động từ 750 USD đến 3.000 USD, không kể các án phí nếu phải ra tòa. Ngoài mục tiêu giảm số người chết vì TNGT, hiện ở mức trung bình 1.000 người/năm, chính quyền bang Virginia dự kiến sẽ thu về cho ngân sách khoảng 65 triệu USD mỗi năm để chi cho việc tu bổ hệ thống đường sá. Tại bang Florida, nếu để trẻ em ngồi trong xe không có người lớn trông giữ quá 15 phút thì tài xế sẽ bị phạt 500 USD và phải ngồi tù 60 ngày. Bang Tennessi dự kiến sẽ áp dụng quy định kể cả người dưới 18 tuổi khi ngồi trên ôtô bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Đuma quốc gia (Hạ viện) Nga cũng đã thông qua các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc những hành vi vi phạm luật ATGT. Mức phạt lái xe vượt quá tốc độ quy định từ 20 đến 30km/h là 300 rúp (hiện nay mức phạt là 100 rúp), từ mức 1.000 rúp lên mức 1.500 rúp (hiện nay là từ 100 đến 300 rúp) cho việc vượt quá tốc độ quy định từ 40 đến 60km. Nếu tài xế đã bị mất quyền lái xe hoặc chưa có bằng lái xe và điều khiển xe khi đã uống rượu thì bị tạm giam hành chính 15 ngày. Những tài xế từ chối cho kiểm tra sức khỏe cũng bị tạm giam 15 ngày. 

Nhiều nước khác trên thế giới đã, đang và sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt ngày càng nghiêm khắc đối với những người vi phạm luật giao thông.

nguồn banduong.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)