Chủ nhật, ngày 09/02/2025

Quý II, ĐS phấn đấu giảm 10% số vụ tai nạn, trở ngại do chủ quan

Thứ năm, 02/04/2009 00:00 GMT+7
Chúng tôi đã có buổi làm việc, trao đổi với ông Phạm Văn Bình, Trưởng ban An toàn GTĐS về nguyên nhân cơ bản của những vụ tai nạn, trở ngại (TN)... đã xảy ra trong 2 tháng đầu năm 2009 và được biết: Nguyên nhân chủ quan của những vụ TN... là do ý thức chấp hành QTQP của một số cá nhân, đơn vị ĐS làm công tác có liên quan đến công an toàn chạy tàu chưa được tốt.
 Hai tháng đầu năm 2009, trong toàn Tổng công ty ĐSVN không để xảy ra tai nạn nghiêm trọng (so với cùng kỳ giảm 2 vụ).

 

CBCNV ngành ĐS nỗ lực đảm bảo an toàn chạy tàu.  
 
     Tai nạn nặng xảy ra 1 vụ (tăng 1 vụ so với cùng kỳ của năm 2008); tai nạn nhẹ xảy ra 13 vụ (tăng 6 vụ); vi phạm Quy trình-Quy phạm (QTQP) xảy ra 1 vụ (giảm 1 vụ); trở ngại chạy tàu xảy ra 166 vụ (tăng 34 vụ); trong đó do khách quan 42 vụ và do chủ quan 124 vụ (tăng 33 vụ so với cùng kỳ). Phân theo hệ thì hệ ga tàu  xảy ra 6 vụ (tăng 1 vụ), hệ đầu máy 28 vụ (giảm 14 vụ), hệ toa xe 81 vụ (tăng 43 vụ), hệ cầu đường 7 vụ (tăng 3 vụ), thông tin tín hiệu 3 vụ (tăng 2 vụ), hệ công trình 1 vụ (tương đương cùng kỳ). Tai nạn do người và các phương tiện giao thông đường bộ đâm, va quệt vào tàu là 97 vụ (tương đương cùng kỳ) làm chết 33 người (giảm 3 người), làm bị thương 83 người (tăng 14 người).

Đi tìm nguyên nhân:
     Chúng tôi đã có buổi làm việc, trao đổi với ông Phạm Văn Bình, Trưởng ban An toàn GTĐS về nguyên nhân cơ bản của những vụ tai nạn, trở ngại (TN)... đã xảy ra trong 2 tháng đầu năm 2009 và được biết: Nguyên nhân chủ quan của những vụ TN... là do ý thức chấp hành QTQP của một số cá nhân, đơn vị ĐS làm công tác có liên quan đến công an toàn chạy tàu chưa được tốt. Việc kiểm tra, chỉnh bị các phương tiện, thiết bị vận tải trước khi đưa ra vận dụng cũng như công tác khám chữa dọc đường có nơi, có lúc còn thiếu chặt chẽ, không tuân thủ nghiêm túc quy trình quy định. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về công tác an toàn chạy tàu (ATCT), an toàn vận tải (ATVT) ở một số đơn vị cơ sở chưa được đúng mức.
     Nhìn lại cả năm 2008, tình trạng mất ATCT trong những ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ, tết, ban đêm... lại gia tăng, mặc dù trong năm 2007 hiện tượng này cơ bản đã được khắc phục. Hoạt động quản lý ATGTĐS  ở một số đơn vị còn rời rạc, hiệu quả chưa cao, thể hiện rõ nhất ở công tác kiểm tra, số lượt kiểm tra tuy nhiều nhưng lại chưa sâu và còn chồng chéo. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do công tác liên hiệp lao động, đặc biệt là sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý công tác an toàn còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ (!). Việc ban hành sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan đến ATGTĐS còn bị chậm, chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất vận tải. Về nguyên nhân khách quan, ông Bình cho biết:
     Ý thức của một số người dân khi tham gia giao thông còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, không chú ý quan sát khi qua ĐS, thậm chí còn có trường hợp cố tình lao qua ĐS khi chắn đã đóng..., gây ra tai nạn trên ĐS. Hệ thống đường ngang dân sinh qua ĐS tự phát quá nhiều, trong khi đó hệ thống đường gom lại quá ít so với nhu cầu giao thông. Tình trạng vi phạm, lấn chiếm hành lang ATGTĐS không đúng với Luật ĐS...vẫn còn diễn biến phức tạp. Một phần nguyên nhân các vụ tai nạn, trở ngại, vi phạm...chưa giảm còn do công tác xử lý các vi phạm của một số đơn vị, cơ quan còn chưa thực sự nghiêm túc, thiếu tính răn đe. Tuy tình hình ATGTĐS có những chuyển biến tốt hơn năm 2008, nhưng so với sự đầu tư đáng kể của Nhà nước dành cho công tác đảm bảo ATGTĐS kể từ sau khi có Nghị quyết 32/CP và Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì hiệu quả còn hạn chế.

Những biện pháp cụ thể:
      Nhằm phấn đấu giảm 10% số vụ TN chạy tàu do chủ quan gây ra trong quý II-2009, theo ý kiến của ông Bình là cần ưu tiên tuyệt đối việc triển khai thực hiện các công trình, các dự án được đầu tư nhằm đảm bảo ATGTĐS, đặc biệt là các công trình đầu tư theo Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27-12-2007 của Thủ tướng Chính phủ để đưa các công trình, dự án này vào khai thác sớm nhất. Đồng thời ưu tiên dành nhiều nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đảm bảo ATGTĐS. Ngày 4-3-2009, Tổng công ty ĐSVN đã ban hành Quyết định số 313/QĐ-ĐS về việc thành lập Ban chuẩn bị đầu tư Dự án An toàn giao thông ĐS để thực hiện nhiệm vụ này.
      Ban ATGTĐS tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ quan báo chí để làm tốt công tác tuyên truyền Luật ĐS, Nghị định 44/CP, Quyết định 1856/TTg của Thủ tướng Chính phủ...; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật, xử lý nghiêm các trường hợp điều khiển phương tiện giao thông đường bộ vi phạm Luật ĐS, Nghị định 44/CP... gây tai nạn trên ĐS. Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị cơ sở, các công ty quản lý cơ sở hạ tầng ĐS tăng cường phối hợp với công an, chính quyền và các tổ chức đoàn thể tại các địa phương có ĐS chạy qua để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trật tự ATGTĐS, đặc biệt tại các điểm nóng thường xảy ra tai nạn, nhằm hạn chế tối đa các vụ tai nạn do người và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra cho ĐS.
     Ngày 10-3-2009, Ban ATGTĐS đã có buổi làm việc với Vụ ATGT-Bộ GTVT đề nghị Bộ GTVT tiếp tục cấp kinh phí để ngành ĐS phối hợp cùng các phương tiện thông tin đại chúng, các địa phương tổ chức tuyên truyền và phổ biến pháp luật về trật tự ATGTĐS. Để hạn chế, giảm thiểu tình hình vi phạm, TN chạy tàu do chủ quan gây ra, cần chỉ đạo các đơn vị quán triệt đến toàn thể CBCNV, đặc biệt là các chức danh lái tàu, trưởng phó tàu, công nhân gác chắn, tuần đường... về tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của từng chức danh trong công tác đảm bảo ATGTĐS. Đảm bảo tốt chất lượng phương tiện, cầu đường, hệ thống thông tin tín hiệu; thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện, khắc phục kịp thời những tồn tại, các địa điểm xung yếu, phát quang tầm nhìn, bổ sung và sơn lại các biển báo.
    Từ tháng 3-2009, Ban ATGTĐS tổ chức ít nhất mỗi tháng có 3 đoàn kiểm tra tại các đơn vị cơ sở. Riêng trong tháng 3-2009 đã tập trung vào việc kiểm tra các xí nghiệp toa xe, đầu máy. Chỉ đạo các phân ban an toàn khu vực, các phòng, đội giám sát an toàn của các công ty, xí nghiệp tăng cường kiểm tra đột xuất, kiểm tra vào ban đêm và các ngày nghỉ... Lấy công tác kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn vi phạm, trở ngại... là chính. Về lâu dài, Ban ATGTĐS phối hợp với các ban liên quan nghiên cứu tham mưu hoàn thiện việc ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Tổng công ty ĐSVN theo quy định của Bộ tiêu chuẩn ngành, xây dựng sổ tay ATGT trên cơ sở tổng hợp, sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan đến ATCT đã ban hành. Phối hợp với Ban TCCB-LĐ xây dựng lại cơ cấu tổ chức, định biên của tổ chức làm công tác ATGTĐS từ Tổng công ty đến các đơn vị cơ sở để tổ chức này thống nhất, gọn nhẹ và hoạt động thực sự có hiệu quả.
    Với những biện pháp cụ thể và thiết thực mà Ban ATGTĐS đã triển khai, tin tưởng rằng trong quý II-2009, TN, TN vi phạm... do chủ quan của CBCNVĐS sẽ giảm được 10% như lãnh đạo Tổng công ty ĐSVN đã giao, ATGTĐS được đảm bảo.
baoduongsat
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)