Thứ năm, ngày 13/02/2025

Các tỉnh Miền Trung đồng loạt ra quân lập lại TTATGT đường sắt

Thứ tư, 13/08/2008 00:00 GMT+7
Vừa qua, tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Tp. Đà Nẵng, Cục Đường sắt VN đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức Lễ phát động triển khai thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường sắt. Chiến dịch này thể hiện quyết tâm mới và sự đồng thuận vì mục tiêu trả lại thông thoáng hành lang đường sắt.
 

Vừa qua, tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Tp. Đà Nẵng, Cục Đường sắt VN đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức Lễ phát động triển khai thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường sắt. Chiến dịch này thể hiện quyết tâm mới và sự đồng thuận vì mục tiêu trả lại thông thoáng hành lang đường sắt.  

Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa phận các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Tp. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định có tổng chiều dài hơn 540km. Đoạn tuyến này đang tồn tại hơn 312 đường ngang, 290 đường ngang dân sinh trái phép.

 

Trong 3 năm vừa qua (tính từ ngày 15/4/2005 - 15/4/2008) tỉnh Thừa Thiên - Huế xảy ra 40 vụ TNGT đường sắt, làm 16 người chết, 24 người bị thương; Quảng Trị xảy ra 18 vụ, làm 15 người chết, 4 người bị thương; Bình Định xảy ra 48 vụ, làm 46 người chết, 34 người bị thương; tỉnh Quảng Ngãi xảy ra 23 vụ, làm 10 người chết, 15 nguời bị thương; Tp. Đà Nẵng xảy ra 48 vụ TNGT, làm 17 người chết, 32 người bị thương; tỉnh Quảng Nam xảy ra 25 vụ, làm 13 người chết, bị thương 11 người.

 

Phân tích cho thấy, có trên 90% xảy ra tại vị trí giao cắt giữa đường ngang dân sinh với đường sắt và do người dân tự ý đi trên đường sắt, nhất là tại các vị trí do người dân tự mở băng qua đường sắt. Nguyên nhân TNGT đường sắt diễn biến phức tạp chủ yếu do hành vi lấn chiếm hành lang an toàn (HLAT) đường sắt để xây dựng công trình, làm che khuất tầm nhìn của lái tàu và người điều khiển phương tiện băng qua đường sắt.

 

Cùng với đó là hệ thống cảnh báo đảm bảo an toàn còn thiếu và chưa đồng bộ vẫn tồn tại, tình trạng ném đất đá lên tàu, không chấp hành quy định khi băng qua đường sắt của người tham gia giao thông...

 

Tại nhiều địa phương, chính quyền các cấp đã có một số giải pháp bảo đảm trật tự ATGT đường sắt  như Tp. Đà Nẵng năm 2007 đã đóng thành công 27 đường ngang dân sinh băng qua đường sắt tại "phố đường ngang", cũng là "điểm nóng" TNGT đường sắt thuộc quận Cẩm Lệ, làm giảm đáng kể số vụ TNGT đường sắt trên địa bàn. Tuy vậy nếu chỉ nỗ lực riêng rẽ sẽ không cho kết quả bền vững.

 

Do vậy, đợt ra quân lần này chính quyền, ngành chức năng địa phương phối hợp tích cực với ngành Đường sắt, để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ Quyết định 1856/QĐ-TTg của Chính phủ, cũng như Kế hoạch của Bộ GTVT, ủy ban ATGT Quốc gia về lập lại trật tự ATGT đường sắt. Đồng thời, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang và quản lý HLAT đường sắt, đường bộ.

 

Tạo lập, xác định và duy trì hệ thống HLAT đường sắt, đường bộ và hoàn thành việc xây dựng hệ thống đường gom, đường đấu nối vào quốc lộ, đường ngang, các công trình phụ trợ bảo vệ HLAT đường sắt, đường bộ nhằm đảm bảo ATGT, hạn chế TNGT.

 

Kế hoạch lập lại trật tự HLAT đường sắt gồm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn I (năm 2008) có 3 mục tiêu lớn là tuyên truyền, vận động người dân hiểu rõ các quy định của pháp luật về đường sắt và HLAT đường sắt; rà soát vi phạm và đề xuất các phương án xử lý vi phạm, vận động các tổ chức, cá nhân tự giác tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trong HLAT đường sắt; cải tạo, nâng cấp các đường ngang hiện có và bổ sung đường ngang mới.

 

                          Đắc Bình - Duy Lợi

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)