Hài hòa lợi ích cho các bên tham gia
Bà đánh giá tiềm năng phát triển các dự án PPP giao thông ở Việt Nam như thế nào. Muốn kêu gọi được nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cần làm gì?
Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ các dự án xã hội hóa giao thông nên tiềm năng là rất lớn. Nhưng để thu hút được vốn PPP, nhất là từ các nhà đầu tư nước ngoài, điều đầu tiên là cần sự ổn định về cơ chế chính sách. Khi kêu gọi vốn PPP cần xác định cả ngân hàng, Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài đều phải có lợi.
Bà Sindy Wong, Phó Chủ tịch Công ty Mạng lưới vận tải IL&FS (Ấn Độ)
Đầu tư vào hạ tầng bao giờ cũng có nhiều thách thức nên cần có sự khả thi về tài chính, kỹ thuật để từ đó dự án có thể tiếp cận ngân hàng cũng như các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó phải có các biện pháp giảm thiểu rủi ro về mặt xã hội. Để phát triển dự án, phải xác định rõ tính khả thi để khi triển khai mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Các dự án thực hiện thông qua liên doanh phải minh bạch, giảm thiểu chi phí. Các nhà đầu tư hỗ trợ phải đảm bảo khung pháp lý.Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chỉ là dự án đầu tiên
Vừa qua, IL&FS đã ký hợp đồng nguyên tắc với Vidifi để mua dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, bà có thể thông tin về tiến trình đàm phán của các bên đã đi đến đâu rồi?
Chúng tôi vẫn đang xúc tiến đàm phán và mới ký thỏa thuận bước đầu. Cả hai phía vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, khảo sát. Chúng tôi mong muốn sẽ mua 70% dự án này.
Khi xúc tiến mua cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, IL&FS thấy được tiềm năng gì của dự án. Tới đây, IL&FS có tìm hiểu để đầu tư vào dự án giao thông nào khác không, thưa bà?
Đây là dự án đầu tiên IL&FS hợp tác với Việt Nam nên chúng tôi không đặt nặng vấn đề lợi nhuận mà cố gắng có được mô hình phù hợp và hiệu quả nhất. Chúng tôi chọn cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để đầu tư bởi đây là dự án rất tiềm năng, là nơi có mật độ phương tiện tham gia giao thông rất cao.
Còn về việc có tìm hiểu đầu tư các dự án khác không, tôi khẳng định ngay là có. Chủ trương của Việt Nam tới đây cũng khuyến khích chuyển nhượng nhiều dự án, công trình giao thông. Chúng tôi sẽ xúc tiến tìm hiểu. Hà Nội - Hải Phòng chỉ là dự án đầu tiên, tạo nền móng để chúng tôi đầu tư mua nhiều dự án giao thông khác.
Sẽ không tự ý tăng mức thu phí
Giả sử IL&FS sẽ mua thành công 70% dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, vậy phương án hoàn vốn sẽ ra sao, chỉ thu phí hay có thêm hình thức nào khác, thưa bà?
Đến thời điểm này tôi có thể nói là chỉ có duy nhất thu hồi vốn bằng thu phí. Chúng tôi chưa tính toán tới hình thức nào khác.
Sau cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Công ty mạng lưới vận tải IL&FS (Ấn Độ) muốn mua nhiều dự án giao thông khác
(trong ảnh: Cầu Long Thành trên cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây,
một trong số những dự án sẽ được chào mời nhà đầu tư để chuyển nhượng)
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là dự án có tổng mức đầu tư rất lớn, nếu chỉ thu phí, chắc chắn thời gian hoàn vốn sẽ kéo dài. Vậy IL&FS có tăng mức thu phí hay không?
Vidifi vẫn là công ty Nhà nước, IL&FS chỉ hỗ trợ cho Vidifi thôi nên sẽ không có sự thay đổi nào. Chúng tôi sẽ không thể tự ý tăng mức thu phí, nên mức phí vẫn theo đúng quy định của các cơ quan chức năng Việt Nam và đơn vị chủ quản Vidifi.
Cảm ơn bà!