Theo đó, các đơn vị thực hiện nghiêm quan điểm “chống dịch như chống giặc”, nâng cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chủ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong công tác phòng, chống dịch; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, hoang mang, dao động; quyết tâm ngăn chặn thành công đợt dịch này, không để dịch lây lan trên diện rộng. Thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn, ngăn ngừa dịch bệnh, đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hành khách trước và sau khi lên phương tiện khai báo y tế điện tử bắt buộc
(Ảnh minh họa)
Đối với hoạt động vận vận tải khách, cần tuyên truyền công tác phòng chống dịch, hạn chế tập trung đông người tại các bến xe khách, nhà ga, sân bay, giữ khoảng cách tiếp xúc phù hợp. Phối hợp với các cơ sở, trung tâm y tế phun thuốc sát trùng trong khuôn viên đơn vị, cung và hỗ trợ phát miễn phí khẩu trang cho hành khách; phải bảo đảm các điều kiện phòng chống dịch, không để lây lan dịch bệnh ra cộng đồng trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải hành khách:
Đối với xe hợp đồng, xe tuyến cố định đi và đến các tỉnh, thành phố có trường hợp mắc Covid-19, các đơn vị vận tải còn phải tuân theo quy định hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải nơi đến (có bến xe đến).
Các đơn vị kinh doanh vận tải yêu cầu hành khách trước và sau khi lên phương tiện khai báo y tế điện tử bắt buộc đối với tất cả các hành khách, tổng hợp thông báo cho Sở Y tế và Sở GTVT Phú Yên biết để kịp thời xử lý; sử dụng ứng dụng Bluezone, phát hiện sớm và thông báo cho chính quyền địa phương về các trường hợp nghi mắc bệnh hoặc đi về từ vùng có dịch. Trường hợp hành khách, nhân viên có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cần thông báo với nhân viên phục vụ trên phương tiện, gọi điện thoại cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) hoặc cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn hỗ trợ.