Thứ hai, ngày 28/04/2025

Bộ GTVT ban hành Thông tư quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung

Thứ năm, 05/11/2009 19:04 GMT+7
Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 26/2009/TT-BGTVT quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động thuê, cho thuê tàu bay, hoạt động vận chuyển hàng không, hoạt động hàng không chung tại Việt Nam
Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 26/2009/TT-BGTVT quy địnhvềviệcvậnchuyểnhàngkhôngvà hoạt động hàngkhôngchung, áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến hoạt động thuê, cho thuê tàu bay, hoạt động vận chuyển hàng không, hoạt động hàng không chung tại Việt Nam
Thông tư số 26/2009/TT-BGTVT có 08 chương gồm 23 Điều, quy định Thủ tục chấp nhận và các yêu cầu đối với việc thuê, cho thuê tàu bay; Điều lệ vận chuyển hàng không, Hoạt động đại diện, bán vé của hãng hàng không nước ngoài, Cấp quyền vận chuyển hàng không; Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh hàng không chung...
Về nghĩa vụ của hãng hàng không trong trường hợp chậm chuyến, huỷ chuyến, gián đoạn vận chuyển, không chấp nhận vận chuyển
1. Trường hợp chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển theo kế hoạch 15 phút trở lên, hãng hàng không có nghĩa vụ thông báo cho hành khách với tần suất 15 phút/lần bằng hệ thống phát thanh tới hành khách các thông tin liên quan đến chuyến bay, cụ thể như sau:
a) Số hiệu chuyến bay và chặng bay;
b) Lý do của việc chậm chuyến, gián đoạn vận chuyển;
c) Thời gian cất cánh dự kiến hoặc kế hoạch bay thay thế;
d) Kế hoạch phục vụ hành khách;
đ) Bộ phận trợ giúp hành khách (vị trí, dấu hiệu nhận biết);
e) Xin lỗi hành khách.
2. Trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm do lỗi của hãng hàng không, hãng hàng không có nghĩa vụ phục vụ hành khách theo quy định như sau:
a) Thời gian chậm từ 02 (hai) giờ trở lên phục vụ uống nhẹ;
b) Thời gian chậm từ 03 (ba) giờ trở lên phục vụ ăn, uống với loại bữa ăn theo thời điểm phục vụ: từ 06 giờ 00 đến 08 giờ 00 phục vụ bữa sáng; từ 12 giờ 00 đến 14 giờ 00 phục vụ bữa trưa; từ 19 giờ 00 đến 21 giờ 00 phục vụ bữa tối.
c) Đối với các chuyến bay trong ngày có thời gian chậm từ 06 (sáu) giờ trở lên: bố trí nơi nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của sân bay.
d) Đối với các chuyến bay bị chậm mà thời gian hành khách phải chờ đợi dự kiến từ 06 (sáu) giờ trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 07 giờ sáng ngày hôm sau, hãng hàng không phải bố trí phương tiện đưa đón khách về khách sạn, ưu tiên đối với hành khách đặc biệt.
đ) Chuyển đổi hành trình của hành khách để hành khách tới được điểm cuối của hành trình một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất;
3. Trường hợp hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận chuyển do lỗi của hãng hàng không, hoặc chuyến bay bị huỷ do lỗi của hãng hàng không, hãng hàng không có nghĩa vụ:
a) Thông báo cho hành khách biết lý do;
b) Thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 của Điều này;
c) Trả một khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách theo quy định pháp luật về bồi thường ứng trước không hoàn lại;
d) Thực hiện nghĩa vụ thay thế các nghĩa vụ quy định tại các điểm b và c của khoản này theo thoả thuận với hành khách.
4. Trường hợp hành khách đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm, không được chấp nhận vận chuyển không phải do lỗi của hành khách hoặc chuyến bay bị huỷ, hãng hàng không có nghĩa vụ giải quyết việc chi hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng cho hành khách ngay tại sân bay nếu khách có yêu cầu hoặc tại các Văn phòng chi nhánh và đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định, trên cơ sở tờ hành trình hoặc phiếu thu do hãng hàng không xuất hoặc xuất dưới danh nghĩa của hãng hàng không chuyên chở. Việc hoàn vé cho khách được quy định như sau:
a) Miễn trừ điều kiện hạn chế về hoàn vé và phí hoàn vé theo thoả thuận (nếu có);
b) Vé hoàn toàn chưa được sử dụng, khoản chi hoàn sẽ bằng số tiền vé mà khách đã trả; tiền vé bao gồm các khoản: giá cước (Air Fare); các khoản thuế, phí do Chính phủ, nhà chức trách sân bay quy định, giá phục vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay mà hãng hàng không thu hộ; và các khoản phí khác có liên quan;
c) Vé đã được sử dụng một phần, khoản chi hoàn sẽ không thấp hơn chênh lệch giữa tiền vé đã trả và tiền vé áp dụng cho hành trình hành khách và các dịch vụ khác đã sử dụng.
Về trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam
1. Huỷ, thu hồi, đình chỉ giấy phép, giấy chứng nhận, việc chấp thuận, việc cấp quyền trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép, giấy chứng nhận, quyền hoặc được chấp thuận vi phạm các qui định của Thông tư này hoặc pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép, giấy chứng nhận, quyền hoặc được chấp thuận không còn đủ điều kiện được cấp hoặc được chấp thuận theo quy định;
c) Các bên liên quan chấm dứt hợp đồng, thoả thuận;
d) Cố ý lập hồ sơ, báo cáo trong quá trình thẩm định không trung thực;
đ) Các văn bản, giấy tờ tương ứng theo quy định tại Thông tư này hết thời hạn hiệu lực theo quy định.
2. Kiểm tra và tiến hành các thủ tục công nhận, thừa nhận hiệu lực của các tài liệu về khai thác, bảo dưỡng tàu bay theo quy định của pháp luật.
3. Thông báo về chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Văn phòng bán vé, hoạt động đại diện của pháp nhân Việt Nam cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Văn phòng đại diện, Văn phòng bán vé, pháp nhân Việt Nam đặt văn phòng.
4. Gửi Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp của tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ giao nhận đến các Sở Kế hoạch Đầu tư của các tỉnh, thành phố nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính, các Cảng vụ hàng không và các Tổng công ty Cảng hàng không tương ứng.
5. Định kỳ công bố các đường bay thiết yếu theo công bố của Chính phủ về vùng khó khăn với các tiêu chí về thu nhập đầu người, mức độ khó khăn đối với các phương tiện vận tải khác, tác động của đường bay đối với phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
6. Chỉ định hãng hàng không Việt Nam khai thác các đường bay thiết yếu với tần suất thích hợp theo quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài sau khi được cấp, gia hạn các văn bản, giấy tờ tương ứng theo quy định tại Thông tư này.
8. Tổng hợp và báo cáo Bộ Giao thông vận tải những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện để nghiên cứu, giải quyết kịp thời.
ĐT

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)