Thứ bảy, ngày 11/01/2025

Đa dạng các hoạt động liên ngành cơ sở phối hợp bảo đảm ATGT đường thủy năm 2024

Thứ tư, 13/11/2024 08:38 GMT+7

Thực hiện chỉ đạo của Cục Đường thủy nội địa VN, các đơn vị đường thủy tích cực, chủ động triển khai các hoạt động phối hợp liên ngành cấp cơ sở bảo đảm ATGT đường thủy năm 2024.

Cục Đường thủy nội địa VN yêu cầu các đơn vị, lực lượng trực thuộc chủ động, tích cực
trong công tác phối hợp liên ngành cấp cơ sở bảo đảm TT ATGT đường thủy năm 2024

Quán triệt đơn vị trực thuộc tích cực, chủ động phối hợp liên ngành bảo đảm ATGT

Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, tháng 2/2024, Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam ban hành Kế hoạch hành động năm ATGT 2024, trong đó đề ra 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong công tác bảo đảm ATGT đường thủy. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là tăng cường vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác chỉ đạo, thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước lĩnh vực đường thủy nội địa. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị; phân công xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong thực thi công vụ, nhiệm vụ.

Cùng với kế hoạch trên, ngày 10/4/2024, Cục ĐTNĐ Việt Nam ký kết Kế hoạch liên ngành bảo đảm trật tự ATGT đường thủy năm 2024 với Cục Cảnh sát giao thông, Cục Đăng kiểm VN. Một trong những nội dung của kế hoạch trên là công tác phối hợp liên ngành cấp cơ sở, trong đó yêu cầu các đơn vị cơ sở có liên quan trực thuộc Cục ĐTNĐ Việt Nam, Cục Đăng kiểm VN, Công an các địa phương, Sở GTVT phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch liên ngành đề ra; trong phạm vi trách nhiệm đề xuất cơ quan thường trực liên ngành những nội dung phối hợp bảo đảm trật tự ATGT đường thủy.

Nhằm quán triệt các đơn vị trực thuộc triển khai kế hoạch liên ngành 3 Cục, ngày 25/4/2024, Cục ĐTNĐ Việt Nam có văn bản chỉ đạo các Chi cục, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực trực thuộc Cục chủ động, tích cực triển khai công tác phối hợp liên ngành cấp cơ sở. Cục yêu cầu các Chi cục, Cảng vụ đường thủy chủ động triển khai kế hoạch liên ngành bảo đảm trật tự ATGT đường thủy năm 2024 theo phạm vi trách nhiệm, chức năng, thẩm quyền được giao. Phối hợp các đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan thường trực liên ngành (năm 2024, Cục CSGT là cơ quan thường trực liên ngành), chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng có liên quan triển khai chương thực hiện kế hoạch liên ngành. 

Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V và các cơ quan

liên ngành trao tặng phao, dụng cụ nổi cứu sinh tại huyện Quan Hóa,

tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: T.H

Đa dạng hoạt động liên ngành cấp cơ sở

Cũng theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Cục, đến nay, nhiều đơn vị đường thủy chủ động, tích cực phối hợp liên ngành cấp cơ sở, góp phần tuyên truyền pháp luật và bảo đảm trật tự ATGT đường thủy tại các địa phương.

Có thể kể đến, tháng 5/2024, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bắc Giang và các Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa: Bắc Giang, Bắc Ninh, Phả Lại và Chi nhánh Đăng kiểm Hà Bắc ký kết phối hợp triển khai phối hợp đảm bảo ATGT đường thủy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 

Sau ký kết, liên ngành tập trung phối hợp tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp kiểm tra, đối tượng, xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là chủ trương tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong công tác đăng kiểm đối với các phương tiện có gắn máy móc, thiết bị bơm, hút cát, sỏi. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đường thủy nội địa mới ban hành để cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện.

Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải hành khách ngang sông (vùng lòng hồ); kiểm tra, xử lý vi phạm của phương tiện chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, chở quá số người quy định; phương tiện neo, chuyển tải hàng hóa không đúng quy định; phương tiện có gắn máy móc, thiết bị bơm, hút cát, sỏi; chủ phương tiện tự ý hoán cải phương tiện; người điều khiển phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định… vi phạm trong hoạt động khai thác cảng, bến thủy nội địa.

Phối hợp kiểm tra công tác quản lý nhà nước về an toàn luồng tuyến, hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa, tổ chức quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu về thuyền viên, phương tiện, công tác xử lý vi phạm; rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của phương tiện thủy nhỏ, thô sơ; khảo sát vị trí nguy hiểm trên đường thủy… Qua đó, đề xuất các giải pháp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phục vụ tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự, ATGT đường thủy trên địa bàn tỉnh.

Tại Thanh Hóa, tháng 7/2024, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực V phối hợp với Ban ATGT, Sở GTVT Thanh Hóa tổ chức tuyên truyền ATGT đường thủy và trao tặng 250 phao cứu sinh, dụng cụ nổi trên thuyền cho chủ phương tiện tại huyện Quan Hóa. 

Đây là địa bàn có 4 đò ngang hoạt động, ngoài ra có trên 100 thuyền dân sinh người dân tự mua sắm để di chuyển và đánh bắt thủy sản trên sông. Tuy nhiên, phần lớn chủ phương tiện chủ quan không trang bị áo phao, dụng cụ nổi trên thuyền. Việc trao tặng phao cứu sinh và dụng cụ nổi trên thuyền kết hợp tuyên truyền pháp luật giao thông đường thủy, từng bước giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa TNGT đường thủy .

Tại Nghệ An, tháng 8/2024, Cảng vụ ĐTNĐ khu vực V phối hợp với Ban ATGT tỉnh Nghệ An tổ chức tuyên truyền bảo đảm trật tự ATGT đường thủy tại huyện Thanh Chương. Ngoài chương trình trên, lực lượng cảng vụ đường thủy phối hợp với lực lượng CSGT, Thanh tra GTVT, đơn vị đăng kiểm thủy phối hợp thường xuyên kiểm tra hoạt động vận tải khách bằng đường thủy để tuyên truyền, ngăn chặn các vi phạm nghiêm trọng có thể dẫn đến TNGT đường thủy.

Lực lượng liên ngành cơ sở kiểm tra, tuyên truyền ATGT đường thủy
trên tuyến kênh Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

Tại tỉnh Tiền Giang, thực hiện Kế hoạch của Công an tỉnh Tiền Giang về việc xây dựng mô hình "Tuyến đường thủy văn hóa, an toàn giao thông" trên tuyến kênh Chợ Gạo, Tổ công tác liên ngành gồm Phòng CSGT Công an tỉnh phối hợp các đơn vị: Cảng vụ ĐTNĐ khu vực III, Thanh tra Sở GTVT, Đội Thanh tra - an toàn số 5 (trực thuộc Chi cục ĐTNĐ khu vực III) và Công ty CP quản lý bảo trì ĐTNĐ số 15 tiến hành kiểm tra việc chấp hành luật giao thông đường thủy tại các bến khách ngang sông, bến vật liệu xây dựng, bến xăng dầu trên tuyến Kênh Chợ Gạo.

Từ khi triển khai xây dựng mô hình "Tuyến đường thủy văn hóa, an toàn giao thông" trên tuyến kênh dài 30 km này, lực lượng liên ngành cơ sở đã phát hiện, lập biên bản xử lý 820 trường hợp vi phạm pháp luật giao thông đường thủy, góp phần ngăn ngừa TNGT đường thủy trên địa bàn.

T.H

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)