Việt Nam làm tốt Chủ tịch Hội nghị giải trừ quân bị

Thứ hai, 16/02/2009 08:15 GMT+7
Tại Hội nghị giải trừ quân bị, kỳ họp thứ nhất khóa họp năm 2009 tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thuỵ Sĩ) ngày 12/2, đại biểu Algeria thay mặt Nhóm 21 nước, Cộng hòa Séc, Liên minh châu Âu (EU) và các đại biểu của Brazil, Pakistan, Costa Rika, Áo và Venezuela phát biểu tại hội nghị đã hoan nghênh và đánh giá cao Việt Nam làm tốt vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội nghị trong kỳ họp đầu tiên của khóa họp năm 2009 và có sự khởi đầu rất tốt cho công việc cả năm của Hội nghị.
Tại Hội nghị giải trừ quân bị, kỳ họp thứ nhất khóa họp năm 2009 tổ chức tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva (Thuỵ Sĩ) ngày 12/2, đại biểu Algeria thay mặt Nhóm 21 nước, Cộng hòa Séc, Liên minh châu Âu (EU) và các đại biểu của Brazil, Pakistan, Costa Rika, Áo và Venezuela phát biểu tại hội nghị đã hoan nghênh và đánh giá cao Việt Nam làm tốt vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội nghị trong kỳ họp đầu tiên của khóa họp năm 2009 và có sự khởi đầu rất tốt cho công việc cả năm của Hội nghị.
 
Đại sứ Việt Nam Lê Hoài Trung, Chủ tịch luân phiên Hội nghị giải trừ quân bị, cho biết kỳ họp đã thông qua chương trình nghị sự cho khóa họp năm nay và thỏa thuận về khuôn khổ tổ chức các cuộc thảo luận không chính thức về tất cả 7 đề mục chính.
 
Bảy đề mục chính là giải trừ quân bị hạt nhân; cấm sản xuất chân phân hạch để sản xuất vũ khí hạt nhân và các thiết bị nổ hạt nhân khác; ngăn ngừa chạy đua vũ trang trong khoảng không vũ trụ; các cơ chế quốc tế nhằm đảm bảo các nước không có vũ khí hạt nhân không bị tấn công hoặc đe dọa tấn công bằng vũ khí hạt nhân; các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mới, vũ khí phóng xạ; và chương trình giải trừ quân bị toàn diện; Minh bạch trong vũ trang.
 
Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh phái đoàn Việt Nam ghi nhận tuyên bố của các nước thành viên, các nhóm khu vực sẵn sàng cam kết tích cực vào công việc của Hội nghị. Ba cuộc thảo luận không chính thức đầu tiên được đánh dấu bằng sự tham gia rất tích cực của các thành viên với những đề nghị cụ thể.
 
Đại sứ cũng bày tỏ hy vọng rằng các hoạt động tích cực ban đầu này không chỉ giúp Hội nghị tiếp tục hoạt động mà còn giúp Hội nghị sẵn sàng khi có những điều kiện mới đi vào thương lượng.
 
Kỳ họp tới của Hội nghị giải trừ quân bị năm sẽ diễn ra từ ngày 17/2 tới tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva, do Zimbabwe làm Chủ tịch luân phiên./.
TTXVN
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)