Chính phủ lấy ý kiến Dự thảo Quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Thứ tư, 06/05/2009 07:21 GMT+7
Với 20 nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể trong Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN) trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT), TCĐBVN sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTVT đường bộ trong phạm vi cả nước.
Với 20 nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể trong Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN) trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (GTVT), TCĐBVN sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTVT đường bộ trong phạm vi cả nước.
 
Một trong những nhiệm vụ chính của TCĐBVN là quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cụ thể, Tổng cục có nhiệm vụ tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt. Cũng chính TCĐBVN sẽ chủ trì lập phương án giá sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì đường quốc lộ; xây dựng mức phí, lệ phí chuyên ngành đường bộ...
 
TCĐBVN có nhiệm vụ quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Trực tiếp quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia GTVT đường bộ.
 
Theo Nghị định 51/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/4/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT, Cục Đường bộ Việt Nam đã được chuyển thành TCĐBVN.
 
Quản lý vận tải đường bộ và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải đường bộ cũng thuộc trách nhiệm của TCĐBVN. TCĐBVN tham gia xây dựng khung giá cước vận tải, xếp dỡ, các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ được hoạt động độc quyền và những dịch vụ mà Nhà nước trợ giá hoặc giao cho doanh nghiệp thực hiện.
 
Ngoài ra, TCĐBVN còn có một số nhiệm vụ và quyền hạn khác như, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và giáo dục pháp luật về GTVT đường bộ; an toàn giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường trong GTVT đường bộ; tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế chuyên ngành GTVT đường bộ theo phân cấp của Bộ GTVT; xây dựng và duy trì cổng thông tin điện tử chuyên ngành và ngân hàng dữ liệu đường bộ...
 
Về cơ cấu tổ chức, TCĐBVN có 11 cơ quan tham mưu, các vụ chuyên ngành, giúp việc Tổng cục trưởng và 14 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục.
Chinhphu.vn
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)