Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Thứ năm, 05/03/2009 07:50 GMT+7
Trong các ngày 2 và 3-3, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án về công tác giám sát của QH thuộc Đảng đoàn QH đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của QH" dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Thu Ba.
Trong các ngày 2 và 3-3, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án về công tác giám sát của QH thuộc Đảng đoàn QH đã tổ chức Hội thảo với chủ đề: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của QH" dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn và Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH Lê Thị Thu Ba.
 
Đến dự có các đồng chí nguyên Phó Chủ tịch QH: Mai Thúc Lân, Nguyễn Văn Yểu, Nguyễn Phúc Thanh, Vũ Đình Cự; nhiều đồng chí Ủy viên, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH; lãnh đạo Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của QH và nhiều đại biểu QH ở các Đoàn đại biểu QH các tỉnh phía bắc cùng đại diện nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước ở T.Ư, một số nhà khoa học ở Hà Nội.
 
Khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn điểm lại những kết quả hoạt động giám sát của QH trong những năm qua, những đóng góp của hoạt động giám sát của QH vào việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đồng thời cũng nêu rõ một số hạn chế trong hoạt động giám sát của QH mà hội thảo này cần đóng góp những giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của QH trong những năm tới.
 
Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe và thảo luận về một số vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về hoạt động giám sát tối cao của QH, về nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của QH; mối quan hệ của các điều kiện bảo đảm đối với hiệu quả của hoạt động giám sát; về việc bỏ phiếu tín nhiệm để thực hiện quyền giám sát tối cao của QH; những vấn đề cần cải tiến về cách thức tiến hành giám sát tối cao của QH; hiệu quả giám sát thông qua hoạt động chất vấn tại kỳ họp QH và những vấn đề đặt ra, trong đó tập trung vào cơ sở lý luận của việc thiết lập quyền giám sát tối cao của QH, quy định của Hiến pháp về quyền giám sát của QH, quy định của luật và các nghị quyết của QH về quyền giám sát, các mô hình hoạt động giám sát khác nhau của mỗi nước và các hình thức giám sát thông dụng, giám sát của QH tại các kỳ họp của QH, hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ QH.
 
Các ý kiến thảo luận đã đưa ra nhiều nhận xét và kiến nghị như cần bổ sung các quy định pháp luật và tăng cường sự chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng  hoạt động giám sát của QH; nghiên cứu, bổ sung nội dung của chức năng giám sát vào Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan; coi trọng các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát.
 
* Tiếp theo hội thảo, ngày 4-3, cũng tại Hà Nội, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án nói trên tổ chức Tọa đàm về: "Một số vấn đề đổi mới để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội". Các ý kiến phát biểu đã trao đổi về việc thực hiện quyền của QH thông qua bỏ phiếu tín nhiệm, cơ chế thực hiện việc chất vấn, "điều trần" tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của QH, hiệu quả giám sát của hoạt động này; hoạt động giám sát chuyên đề; chế tài để thực hiện Nghị quyết, kết luận, kiến nghị sau giám sát; công tác chỉ đạo, điều hòa, phối hợp của Ủy ban Thường vụ QH đối với hoạt động giám sát và hoạt động giám sát của đoàn đại biểu QH.
ND
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)