An toàn giao thông đô thị là trách nhiệm của toàn Xã Hội

Thứ tư, 04/07/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
    Đối với các trường học từ trung học phồ thông trở xuống nên qui họach cho đều trong các khu dân cư tránh qui họach tập trung lại một khúc đường có tới 2-3 trường  mỗi khi tan trường  lại sảy ra ùn tắc giao thông.

    Tập trung chỉnh đốn các khu dân cư tập trung, qui họach các khu riêng biệt và khu có các cơ quan, công sở để thuận lợi khi dân cư có nhu cầu đi xe công cộng.

Người gửi:  Bùi Ngọc Sơn

Địa chỉ:  140/1B , đường TL19 , khu phố 3B , Thạnh Lộc, Q12, TPHCM.                            

 

   Hưởng ứng cuộc vận động  hiến kế biện pháp an tòan giao thông, cá nhân tôi xin nêu một số biện pháp như sau:

   1- Phải chỉnh đốn ngay từ công tác quản lý Nhà nước, các cấp các ngành từ TW đến địa phương  luôn phải có sự phối hợp đồng bộ với nhau : Trước hết từ công tác qui họach đô thị, theo đó tất cả các Trường đại học, Cao đẳng, Trung tâm dạy nghề đang ở trong nôi thành phải di dời ra các quận ngọai thành, vùng ven. Như vậy sẽ giảm lưu lượng người vào thành phố và có điều kiện để nâng cầp cơ sở hạ tầng và nâng cao trình độ dân trí vùng ven . Bản thân sinh viên có khuôn viên thóang mát thỏa mai vui chơi đảm bào sức khỏe…

    Đối với các trường học từ trung học phồ thông trở xuống nên qui họach cho đều trong các khu dân cư tránh qui họach tập trung lại một khúc đường có tới 2-3 trường  mỗi khi tan trường  lại sảy ra ùn tắc giao thông.

    Tập trung chỉnh đốn các khu dân cư tập trung, qui họach các khu riêng biệt và khu có các cơ quan, công sở để thuận lợi khi dân cư có nhu cầu đi xe công cộng.

   2- Lực lượng tham ra giữ gìn trật tự giao thông phải đảm bảo là người có tâm đức và có trình độ. Lực lượng này phài có trắch nhiệm hướng dẫn giáo dục mọi người tham ra giao thông , phải tuân thủ luật giao thông chứ cán bộ không chỉ đứng canh đèn xanh đó họặc  nhằm xem ai đi mô tô, ô tô vi phạm mới bắt phạt còn người đi bộ, đi xe đạp thỏa sức muốn đi thế nào cũng được. Theo tôi riêng tại TPHCM nên bỏ lực lượng áo xanh( TNXP) vì rất thừa khi đứng bên cột đèn mà họ chỉ biết vẫy tay ra tín hiệu dừng trong khi đèn có tín hiệu rồi!

   3- Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên khi ra nhập hộ khẩu thành phố (Tạm trú có thời hạn 6 tháng trở lên họặc thường trú) đặc biệt là các thành phố lớn nếu chưa có bằng lái xe thì đều phải qua đào tạo học luật giao thông và được cấp chứng chỉ .

   4- Mỗi người khi được cấp bằng lái xe họặc chứng chỉ học luật giao thông phải mở một tài khỏan thẻ ATM tại Ngân hàng thương mại nào đó và luôn luôn có số dư  tối thiểu là 200.000đ,  bằng lái xe ô tô là 1.000.000đ. ( đây gọi là tiền mà dân đãt cọc với xã hội ).Thành lập quỹ An Tòan giao thông.(giao cho tổ chức nào đó xây dựng đề án quản lý)

   5- Người vi phạm luật giao thông phải xử nghiêm bằng hình thức phạt nặng tiền ( trừ tài khỏan cá nhân) trong đó cơ quan cấp bằng họặc chứng chỉ tham ra giao thông phải chịu trách nhiệm bằng ½ số tiền mà người đã được cấp bằng mà vi phạm. Người vi phạm lần thứ 2 trở lên hoăc khi bị phạt trong tài khỏan không đủ số tiền qui định tối thiểu thì sẽ bị phạt hành chính bằng cách đưa đi giáo dục học tập lại tại trường tập trung đào tạo lại với thời gian tối thiều là 3 tháng .

   6-Các thành phố đều thành lập trung tâm giáo dục an tòan giao thông và tại các Ngã tư đường trung tâm phải lắp CAMERA để kiểm sóat tình hình. Riêng tiền dân đặt cọc thì gửi vào Ngân hàng lấy lãi súât không kỳ hạn và một phần tiền phạt cũng đủ nuôi lực lượng tuần tra giao thông .

  Tôi nghĩ nếu các cấp các ngành đồng bộ phối hợp triển khai thì sẽ thành công. Xin chính quyền hãy triển khai  đầy đủ vì đây là trách nhiệm của tòan xã hội.

                                                  

 

 

 

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)