Giải tỏa ở các vĩa hè chung quanh các trường học...

Thứ hai, 26/02/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Những việc có thể thực hiện được ngay là chấp hành các quy định về giao thông, trong đó cơ quan cán bộ gương mẫu chấp hành trước, đồng thời thực hiện trách nhiệm của mình, không đùn đẩy né tránh trách nhiệm, không làm lơ trước các vi phạm, nhất là các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực, trên địa bàn mình chịu trách nhiệm....

                 Để giảm bớt tai nạn giao thông, cần có nhiều biện pháp đồng bộ, nhưng trước tiên các cơ quan có trách nhiệm về giao thông như ủy ban an toàn giao thông các cấp, các ngành giao thông vận tải, cảnh sát giao thông, chính quyền các cấp phải cố gắng làm tốt nhiệm vụ trên địa bàn mình phụ trách với các điều kiện cụ thể sẵn có, trước cả các biện pháp khắc phục khó khăn, bổ sung sửa đổi chính sách pháp luật hoặc tăng nặng xử phạt...

                Những việc có thể thực hiện được ngay là chấp hành các quy định về giao thông, trong đó cơ quan cán bộ gương mẫu chấp hành trước, đồng thời thực hiện trách nhiệm của mình, không đùn đẩy né tránh trách nhiệm, không làm lơ trước các vi phạm, nhất là các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực, trên địa bàn mình chịu trách nhiệm.

Thế nhưng, gần đây không ít cán bộ, chiến sĩ của các ngành có trách nhiệm chính về giao thông không ý thức trách nhiệm của mình, thấy sai không dám nói, không dám phạt, lờ đi cho qua chuyện, tạo điều kiện thuận lợi cho các sai phạm nở rộ khắp nơi.

                 Có rất nhiều ví dụ cụ thể, bắt đầu từ những việc nhỏ lẻ lan rộng ra, có ảnh hưởng rất lớn và khó sửa khi nó đã trở thành thói quen, thành bình thường. Đó là không tuân thủ luật pháp hiện hành trong điều kiện thực tế có thể thực hiện được mà đỗ lỗi tại, bị, vì, đang chờ... l thiếu trách nhiệm.

                Có thể lấy điển hình từ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ:

                Ủy Ban Nhân Dân quận Ninh Kiều tự hào báo cáo trước hội đồng nhân dân quận là đã dẹp được “điểm bán cà phê bưu điện” vì quán này lấn chiếm lề đường-việc này đáng được hoan nghênh, nhưng thật buồn cười vì ngay trong quận “cà phê, quán cóc vĩa hè” chiếm hết lề đường, chiếm hẻm mọc lên như nấm. Chỉ kể những con đường gần “cà phê bưu điện” như  Xô Viết Nghệ Tĩnh ( kể cả đoạn nối dài mới mở Đinh Tiên Hoàng), Trương Định, Võ thị Sáu, đặc biệt là ở khu trường học ở hai phường An Hội, An Cư, ai có đưa đón con cháu đi học mới chứng kiến và cảm nhận được hết khó khăn trên những con đường này. Có người đố nhau tìm được lề đường dành cho người đi bộ???

                Ba con đường trên lề lộ đã hẹp và bị lấn chiếm hết để bán cà phê, quán nhậu, để xe, thậm chí bán rau, thịt, cá...có nơi người ta chiếm lề để bán và xe của khách hàng  phải để nằm dưới lòng đường,  người đi bộ chỉ có một lối đi duy nhất là  hòa cùng xe cộ dưới lòng đường, góp phần cản trở giao thông- buộc họ phải vi phạm luật giao thông, nếu bị xe đụng thì trách nhiệm thuộc về ai? Ở phía phường An Hội, nhiều người chiếm lề đường, chiếm hẻm, để bàn ghế mua bán ngay dưới hàng chữ sơn đỏ “khu vực cấm mua bán”? Trách sao việc chiếm lề đường, chiếm hẻm mua bán trở thành phong trào ở quận Ninh Kiều ?!

                Nhiều người chiếm lề đường, vây chặt các trường học, thậm chí trước cổng công ty, họ cho biết “địa phương thu thuế hàng ngày” là chấp nhận cho họ buôn bán trên lề đường? Có người còn tự hào được Ông to, bà lớn đỡ đầu, gởi gấm mới trụ lại được trên vĩa hè. Có người còn ba hoa là họ đã chi tiền hoặc bán không lấy tiền cho các quan con mới tồn tại được.

               Việc ngang nhiên chiếm lề đường, chiếm hẻm buôn bán trái luật giao thông ở quận Ninh Kiều, một quận trung tâm hàng đầu của thành phố Cần Thơ, nơi có đủ các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà Nước, đoàn thể cấp thành phố cũng như ở hai phường An Hội, An Cư -nơi có sở giao thông vận tải, thanh tra thành phố, công an quận, Quận ủy v.v... như những lời thách thức hiệu lực của pháp luật và hiệu quả quản lý của các cơ quan. Điều đáng lo là những vi phạm này đã trở thành bình thường, chuyện hàng ngày ở địa phương.

               Thực trạng này cán bộ lãnh đạo ở phường, quận, thành phố có biết không? Nhất là sở giao thông vận tải và đội thanh tra giao thông trú đóng ngay tại phường, cách hai con đường Võ Thị Sáu và Trương Định từ vài chục mét đến không quá một, hai trăm mét; riêng đường Xô Viết Nghệ Tỉnh nằm ngay cửa sau sở giao thông vận tải – là cơ quan thường trực ủy ban an toàn giao thông thành phố Cần Thơ ? Và các cơ quan này có trách nhiệm gì đối với người đi bộ khi không cịn lề đi bộ cho người đi bộ?

               Ngay ở quận và phường nội ô hàng đầu của thành phố Cần Thơ còn như vậy thì trách sao các quận, huyện, phường xã khác không giống như vậy?

               Còn các cá nhân, hộ, tổ chức chiếm lề đường; cho thuê, cho mượn lề đường buôn bán có trách nhiệm gì với người đi bộ và có biết mình vi phạm luật giao thông không?

               Cần làm tốt, trước hết những điều có thể làm ngay, không vi phạm luật giao thông, trước khi đòi sửa đổi bổ sung những quy định mới. Vi phạm và so bì với những người vi phạm khc dễ trở thành thói quen và dễ lan rộng.             
              
Cần kiên quyết giải tỏa ở các vĩa hè chung quanh các trường học, bệnh viện, cơ quan và chợ nhóm nhỏ tràn vĩa hè.        

 

 

                                                                                                                 Lư Phước Hùng

Lư Phước Hùng

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)