Cần có nhiều cây cầu vượt?

Thứ tư, 07/02/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
  Cầu vượt đấy!

    Tôi đã từng quan sát thủ đô Bangkok từ năm 1991 đến nay. Năm nào cũng có 1 hoặc 2 chuyến đi tự túc nên phải dùng phương tiện công cộng rất nhiều. Từ đó có thể thấy bài học cho nước ta. Năm 1991 mục tiêu của Bangkok là mỗi người một ô tô như Mỹ

 

Người gửi: Nhat Dinh
E-mail: nhatdinh@hn.vnn.vn

Tôi đã từng quan sát thủ đô Bangkok từ năm 1991 đến nay. Năm nào cũng có 1 hoặc hai chuyến đi tự túc nên phải dùng phương tiện công cộng rất nhiều. Từ đó có thể thấy bài học cho nước ta:
- Năm 1991 mục tiêu của Bangkok là mỗi người một ô tô như Mỹ, cho đến khi xảy ra khủng hoảng 1997. Nay thì họ thay đổi, tầm nhìn là càng nhiều người đi bộ càng tốt. Vì thế số người đi bộ ở Bangkok năm 2006 nhiều gấp chục lần và sướng hơn hẳn năm 1991.
- Những khát vọng dãn dân đều thất bại vì dãn dân cách trung tâm 20-30km càng làm cho số ô tô tăng đến chóng mặt. Trước sau thì những trung tâm đó cũng dính vào thành phố.
- Dù có tăng giao thông công cộng đến đâu thì số phương tiện cá nhân vẫn tăng dần đều. Vì tổng số nhu cầu đi lại tăng nhanh hơn mức tăng phương tiện công cộng. Vậy không nên ảo tưởng là tăng xe buýt, làm metro thì sẽ giảm tắc. Vấn đề làm sao tắc chỉ làm giảm tốc độ chứ không gây ra "hai con dê húc nhau" như ở HN. Cách làm giảm phương tiện giao thông là gây ra đại khủng hoảng kinh tế năm 1997 hoặc tăng giá xăng lên 2 EU như châu Âu.
- Luôn lưu ý dòng người đi bộ tấp nập ngoài phố chính là những người dùng phương tiện công cộng. Đi bộ có an toàn thì người ta mới dùng phương tiện công cộng.
- Trước sau gì thì cũng phải làm cầu vượt và hầm cho người đi bộ. Số lượng này tăng vọt từ 1991 đến nay. 1991 chúng tôi còn mon men chạy qua đường quốc lộ vì khi đó chỉ có 4 làn xe. Nay là 8 làn xe, đố ai dám liều thân chạy qua. May mà có cầu. Trong đó cầu rẻ hơn nhiều, hầm chỉ gắn với những chỗ có ga tầu điện ngầm. Ở nước ta xu thế thích làm hầm vì một số kiến trúc sư mơ tưởng đến mỹ quan Thủ Đô mà quên mạng sống con người. Ở Thái Lan họ thực tế hơn nên họ cứ làm cầu ở bất cứ chỗ nào đông người có nhu cầu qua lại. Trong đó có những cầu đi bộ vòng quanh Đài kỷ niệm Chiến thắng là kinh khủng về mặt "mỹ quan" theo các kiến trúc sư mơ mộng ở HN. Nhưng nhìn hàng mấy trăm người mải miết đi trên cầu và có lẽ hàng trăm ngàn người đi qua một ngày thì mới hiểu nó rất thực tế mà quen thì cũng thấy đẹp.
- Nhờ có cầu cạn mà phương án giao thông dưới đất bỏ được thời gian dừng cho người đi bộ.
- Cần phải tạo nhiều chỗ đỗ xe bằng cách bắt buộc các tòa nhà mới xây, dù đó là Chính phủ hay tư nhân phải dành tương đương 1/3 số tầng nhà là nơi đỗ xe. Ví dụ văn phòng 24 tầng thì bãi đỗ xe phải là 8 tầng dưới, 24 tầng cho thuê ở trên. Hoặc tòa nhà đỗ xe 8 tầng nằm cạnh toà nhà văn phòng 24 tầng. Tất nhiên tầng của bãi đỗ xe thấp hơn, chỉ khoảng 2.5m.
- Nếu định cấm xe ngoại tỉnh đi vào thành phố thì phải xây đủ bãi đỗ xe cho họ trước khi cấm. Bãi đỗ xe ở Lạt Prao, Bangkok là hai tòa nhà cao 20 tầng và chứa được vài ngàn  xe. Ví dụ nếu ta định cấm xe máy vào Kim Mã thì tại bến xe Kim Mã cũ và tại Cầu Giấy phải xây hai bãi đỗ xe đủ chứa đủ 10,000 xe máy.
- Không khuyến khích làm bãi đỗ xe thang máy vì phương án này đắt và nếu xảy ra hỏa hoạn khó sơ tán xe. Bãi đỗ xe cầu thang lượn rẻ hơn.
- Không hạn chế giá gửi xe vì đất đắt thì gửi xe phải đắt hơn đất rẻ.
- Khuyến khích nhân viên chính phủ đi xe đạp như ở Đan Mạch, nếu ngày nào cũng đi làm bằng xe đạp thì được cộng thêm lương.
- Nên phân biệt đường của Chính phủ thì đi không mất tiền, còn đường cao tốc của tư nhân thì mất tiền chứ không thu tràn lan. Thế mới tạo cơ hội tư nhân đầu tư làm đường cao tốc ở tầng trên.
- Biện pháp dù nhỏ mà đem lại lợi ích cũng khuyến khích chứ không nên đợi biện pháp hoành tráng. Ví dụ xây một cầu vành khăn trên quốc lộ để xe quay đầu cũng có thể làm giảm lưu lượng xe ở đường có giải phân cách.
- Phải tổ chức giao thông theo làn chứ không nên phân biệt loại xe. Làn rẽ phải là rẻ phải, làn thẳng là thẳng, làn exit là exit, dù xe ô tô, xe máy hay container cũng phải theo làn đó.
- Đầu tư metro hoặc tầu điện nổi không nên để Nhà nước chiếm 100% vốn mà tạo ra một liên doanh các chủ nợ gồm các công ty và ngân hàng giống như hội đồng quản trị, trong đó Nhà nước chỉ nên chiếm <30% vốn và quy định rõ số tiền trợ giá hàng năm. Nhìn bệnh viện, trường học, cầu cống 100% vốn Nhà nước của ta thì ai cũng đoán ra sự thê thảm của tầu điện ngầm Nhà nước trong tương lai.
- Giảm bớt các thủ tục hành chính để dân khỏi phải đi lại nhiều. Ví dụ bằng lái xe ở các nước có hạn cả đời, trong khi ta 3 năm lại phải gia hạn, mỗi lần gia hạn là mấy cuốc xe ra phường, khám sức khỏe, hẹn rồi lấy... Vì thế ngoài phố lúc nào cũng đông đúc.
- Cấp sổ đỏ cho toàn bộ dân Hà Nội để họ có điều kiện mua bán, dễ dàng chuyển nơi ở đến gần nơi làm việc hoặc trường học. Hiện nay chỉ 40% nhà có sổ đỏ nên mua bán rất vất vả. Sổ đỏ còn giúp cho hình thành dần những biệt thự, số nhà 1 chủ thay vì 10 chủ như hiện nay, đó chính là dãn dân khỏi phố cổ.
- Khuyến khích các triển lãm, cửa hàng mở cửa muộn hơn giờ đi làm. Ở Bangkok siêu thị mở cửa từ 10 giờ sáng, triển lãm mở cửa từ 11 giờ đến 22 giờ.


Nhat Dinh:nhatdinh@hn.vnn.vn

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)