Cầu vượt cho ngươi đi bộ?

Thứ ba, 13/02/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
  The image “http://vietnamnews.vnanet.vn/2004-09/10/sua%20roi/02-Giao-thong-cong-cong.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

   Làm sao để đảm bảo an toàn giao thông là vấn đề mà ở đất nước nào cũng phải quan tâm. Ở nước ta, Nhà nước cũng đang rất chú trọng. Tuy nhiên do điều kiện đường xá chưa ổn định, hạ tầng kỹ thuật chưa tối ưu, đặc điểm môi trường khắc nghiệt...

 

 

 

Làm sao để đảm bảo an toan giao thông là vấn đề mà ở đất nước nào cũng phải quan tâm. Ở nước ta, Nhà nước cũng đang rất chú trọng. Tuy nhiên do điều kiện đường xá chưa ổn định, hạ tầng kỹ thuật chưa tối ưu, đặc điểm môi trường khắc nghiệt, ý thức người tham gia giao thông chưa tốt nên đã và đang xảy ra các tai nạn giao thông nghiêm trọng.
 
Để góp một giải pháp an toan giao thông, trong đó giải quyết lối đi qua đường cho người đi bộ, kể cả đối với giao thông đô thị cũng như đường quốc lộ, tôi xin đề xuất ý tưởng:
 
Làm "Cầu vượt cơ động nhẹ" cho người đi bộ qua đường.
 
Việc bố trí các công trình để người đi bộ quan đường một cách an toàn, tránh gây tai nạn hay ách tắc giao thông là việc làm không mới. Ở các nước họ làm nhiều cầu và đường hầm vượt đường. Tuy nhiên ở các nước thường có mật độ người đi bộ qua đường đông nên hiệu quả sử dụng được phát huy tương xứng với vốn kinh phí xây dựng.
 
Còn ở nước ta mật độ người đi bộ qua đường còn rất thưa thớt, điều kiện mặt bằng chật hẹp, nếu bỏ kinh phí lớn để giải phóng mặt bằng, xây những chiếc cầu vượt kiên cố hay những đường hầm hiện đại với trang thiết bị về ánh sáng và tiêu úng đầy đủ thì hiệu quả sử dụng lại không cao, gây lãng phí rất lớn. Hơn nữa do điều kiện kỹ thuật hạ tầng chưa ổn định, có thể vừa xây xong rồi lại phải dỡ bỏ đi, đồng thời môi trường khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên việc giải quyết vấn đề kỹ thuật không phải là đơn giản.
 
Tuy vậy vấn đề không phải là không giải quyết được mà là có giám giải quyết hay không thôi. Dù là chỉ có một người đi  quan đường chúng ta vẫn phải đảm bảo an toàn toàn họ.
 
Sơ thảo ý tưởng thiết kế
 
Chất liệu: Ống thép inốc kết hợp tấm composit hay lưới thép.
Thiết kế: Theo kiểu lắp ghép môđun chế sắn, có thể lắp đặt tuỳ theo từng khẩu độ rộng, hẹp của mặt đường, gồm: nhiều đoạn cầu ngang + cột trụ + bậc thang. Để tăng độ chắc chắn có thể lắp thêm cáp treo.
Mô tả: Chiều rộng khoảng 1 đến 1,5 mét. Chiều cao chỗ cao nhất khoảng 2,5 đến 3,5 mét. Điểm giữa cầu, nếu đặt ở ngã tư hoặc ở đường có giải phân cách thì có cột trụ. Cột trụ được làm cao để gắn cáp treo. Trên cột trụ gắng dèn tín hiệu giao thông. Chân cột trụ đặt vòng xuyết mũi tên chỉ hướng. Phần cầu thang có thể thay đổi độ cao phù hợp với độ cao hè đường. Chân cầu thang và chân cột trụ có mặt bích bắt bulông chặt vào mặt đường với bệ bê tông đúc chôn dưới đất. Mặt cầu và mặt bậc thang có thể làm bằng tấm composits hay lưới thép.
Ưu điểm: Với việc lắp đặt loại cầu này sẽ giải quyết được các vấn đề như sau:
1. Ta đang khuyến khích người dân sử dụng phương tiện xe buýt công cộng thì ta phải tạo lối để họ qua đường đến bến xe được thuận tiện và an toàn.
2. Một số cơ sở công nghiệp gần đường quốc lộ, không đủ điều kiện xây cầu vượt kiên cố, người đi bộ phải đi vòng 2 - 3 km mới qua được đường, thực tế họ đang bất chấp nguy hiểm mà tranh thủ phóng qua đường. Nếu có loại cầu này thì sẽ giải quyết được tình trạng trên một cách đơn giản.
3. Loại cầu này có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo. Thiết kế, chế tạo thành các môđun lắp ghép nên dễ di chuyển, dễ thay đổi khẩu độ và thuận tiện cho việc chế tạo hàng loạt tại một cơ sở cố định. Vì giá thành rẻ, thực hiện đơn giản nên có thể triển khai lắp đặt được tại nhiều điểm.
4. Lắp đặt thuận tiện, nhanh chóng, không cần phải giải phóng mặt bằng, không cần phân luồng giao thông tam thời dài ngày như xây cầu bê tông kiên cố. Khi có quy hoạch lại hay sự thay đổi về lối đi ta có thể tháo dỡ, di chuyển một cách dẽ dàng và nhanh chóng mà không bị lãng phí do hư hỏng hay huỷ bỏ vật tư nguyên liệu cũng như không cần mất nhiều nhân công, thời gian như cầu bê tông kiên cố.
5. Nếu ở các ngã ba, ngã tư không cần giành lối cho người đi bộ qua đường nữa thì các phương tiện tham gia giao thông, khi có đèn đỏ vẫn có thể được phép rẽ theo chiều thuận hướng phân luồng (hướng trái hoặc hướng phải), như vậy sẽ giải quyết được có hiệu quả việc giải phóng mặt đường nhanh, chống ách tắc cục bộ tại các nút giao thông.
6. Khi lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên cột trụ giữa thì có thể tháo bỏ các cột đèn tín hiệu góc đường để tạo cảnh quan hè thoáng.
7. Cầu vượt có thể làm nơi trang trí đèn, hoa, băng rôn trong những ngày trọng đại của địa phương hay Đất nước như lễ, tết, hội nghị.
 
Vì mới chỉ là ý tưởng nên chưa có bản vẽ thiết kế chi tiết. Nếu ý tưởng được xem xét thì có thể tổ chức thành hội thảo, kêu gọi các nhà tài trợ, giao cơ sở thiết kế chuyên nghiệp và đặt sản xuất tại cơ sở cơ khí.




Loại cầu vượt cắt ngang qua 2 làn đường có giải phân cách.



 

 Loại cầu vượt qua ngã tư.

       


 

 

 .

 
 
Hoàng Ngọc Thịnh - nam - sinh 22.4.1954.
Nơi ở: Số nhà 15 ngách 65/18, ngõ 65 phố Phúc Xá quận Ba Đình - Hà Nội.
Nơi công tác: Phòng An toàn - Công ty Điện lực Hà Nội
Địa chỉ: 69 Đinh Tiên Hoàng quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại cơ quan: 2200851.


Hoàng Ngọc Thịnh

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)