Nhìn lại Tháng ATGT quốc gia 2008 ở Yên Bái: Những kết quả và vấn đề còn tồn tại

Thứ ba, 21/10/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Vậy là tháng 9 - Tháng ATGT quốc gia năm 2008 đã đi qua. Nhìn lại 30 ngày ra quân áp dụng đồng bộ các biện pháp mạnh nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông (ATGT), hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn, có thể thấy bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn có nhiều tồn tại cần khắc phục.

Vậy là tháng 9 - Tháng ATGT quốc gia năm 2008 đã đi qua. Nhìn lại 30 ngày ra quân áp dụng đồng bộ các biện pháp mạnh nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông (ATGT), hạn chế tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn, có thể thấy bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn có nhiều tồn tại cần khắc phục.

Chở quá số người quy định và không đội mũ bảo hiểm, vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn diễn ra rất phổ biến ở vùng cao.

Quyết liệt, đồng bộ các giải pháp lập lại trật tự ATGT

Quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia, ngay từ những ngày đầu tháng 9, mặc dù phải tập trung mọi lực lượng để khắc phục hậu quả của cơn bão số 4 nhưng UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh, các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã tổ chức ra quân thực hiện tháng ATGT. Buổi lễ ra quân tổ chức tại thành phố Yên Bái có sự tham gia của hàng nghìn người, tạo ra khí thế sôi nổi. Ngay tại buổi lễ, các lực lượng đã diễu hành và phát 5 ngàn tờ rơi tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho nhân dân. Các địa phương đều tổ chức ra quân đồng loạt thực hiện các giải pháp để lập lại trật tự ATGT trên cả 3 tuyến đường: đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

Công tác tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, Nghị quyết 32/NQ – CP của Chính phủ; tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng bia rượu, không đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi xe mô tô, xe máy… được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, như: Báo Yên Bái, Đài Phát thanh – Truyền hình, đài truyền thanh các địa phương; trên áp phích, tranh cổ động, băng rôn và tại các điểm đông dân cư, các tuyến đường... Đặc biệt, công tác tuyên truyền đã tập trung hướng về cơ sở như: khu phố, phường, thị trấn, các trường học, cơ quan doanh nghiệp... với đối tượng tuyên truyền là thanh thiếu niên, học sinh. Các trường trong tỉnh đều ký cam kết với học sinh không vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Trong Tháng ATGT, ngành giao thông vận tải đã phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền tập trung nhân lực, phương tiện để nhanh chóng khắc phục hậu quả cơn bão số 4 và số 6. Đã tiến hành khôi phục các ngầm, cầu cống và hót hàng vạn mét khối đất đá, phù sa bồi lấp, sạt lở trên các tuyến đường Yên Bái – Khe Sang; Yên Thế – Vĩnh Kiên, quốc lộ 32, 32 C, 37.. ; xử lý dứt điểm các vị trí ách tắc giao thông, khắc phục điểm "đen" gây mất ATGT trên các tuyến đường trên địa bàn toàn tỉnh. Để lập lại trật tự ATGT, các lực lượng chức năng như: thanh tra giao thông, cảnh sát trật tự, công an xã... đã đồng loạt ra quân lập lại trật tự giao thông, đảm bảo “đường thông hè thoáng” việc lưu thông, đi lại dễ dàng.

Thực hiện kế hoạch của Bộ Công an, lực lượng cảnh sát giao thông Công an tỉnh, cảnh sát cơ động phối hợp với công an các huyện thị, đặc biệt là Công an thành phố Yên Bái thực hiện hàng nghìn giờ tuần tra, kiểm soát và đã phát hiện 3.245 trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ, trong đó có 1050 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 507 trường hợp vi phạm tốc độ. Đã tiến hành tạm giữ 745 mô tô, 15 ô tô, phạt tiền 2805 trường hợp 595 triệu đồng; cảnh cáo 6 trường hợp, tước giấy phép lái xe 43 trường hợp, bắt giữ 68 trường hợp đối tượng vi phạm không chấp hành, cản trở người thi hành công vụ, 7 đối tượng điều khiển xe mô tô lạng lách đánh võng; thông báo về nơi cư trú, công tác và học tập 1.122 trường hợp.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trong Tháng ATGT đã từng bước nâng cao nhận thức, ý thức của người dân  khi tham gia. Qua đó, số vụ TNGT và va quệt giao thông đã giảm so với tháng 8 mặc dù trong tháng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái; không để xảy ra TNGT đường sắt và đường thuỷ. Có 5 địa phương là: thành phố Yên Bái, huyện Lục Yên, Văn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải không để xảy ra TNGT.

Tháng ATGT -  không đạt được  mục tiêu

Với mục tiêu giảm từ 15 – 20% trên cả 3 tiêu chí số vụ tại nạn, số người chết và bị thương nhưng trong Tháng ATGT quốc gia, trên địa bàn Yên Bái vẫn xảy ra 6 vụ TNGT, làm chết 7 người, làm bị thương 2 người, hỏng 1 ô tô, 8 mô tô; trong đó có một vụ TNGT nghiêm trọng, làm chết 2 người. Mặc dù so với cùng kỳ 8/2008, giảm được một vụ TNGT, nhưng số người chết trong tháng vẫn tăng 1 người và trên địa bàn còn xảy ra 27 vụ va quệt, làm bị thương 36 người, hư hỏng 3 ô tô, 28 mô tô và 5 xe đạp. Như vậy, mục tiêu mà chúng ta đặt ra trong Tháng ATGT  đã không đạt.  Các địa phương để xảy ra tai nạn giao thông là Trấn Yên, Yên Bình và thị xã Nghĩa Lộ. Đặc biệt, tại huyện Trấn Yên - địa bàn xảy ra nhiều TNGT nhất, với 4 vụ tai nạn, làm chết 5 người, trong đó có một vụ nghiêm trọng trên tuyến đường Yên Bái – Khe Sang (địa phận Hóp, xã Báo Đáp) làm chết 2 người.

Đáng lưu ý là Tháng ATGT, nhưng tại một số địa phương, công tác đảm bảo trật tự ATGT chưa được cấp uỷ ,chính quyền quan tâm đúng mức. Nhiều nơi mới chỉ thực hiện mang tính hình thức, kết quả chưa cao. Tại một số nơi, việc khắc phục hậu quả bão lũ, vệ sinh môi trường còn chậm; vẫn để xảy ra 9 vụ ùn tắc giao thông trên quốc lộ 70. Đặc biệt, qua đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát của cơ quan chức năng, số trường hợp vi phạm được phát hiện ngày càng nhiều. Số trường hợp không chấp hành, cản trở người thi hành công vụ khi bị phát hiện vi phạm tăng (68 vụ). Điều ngày gióng lên tiếng chuông cảnh báo về ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của một số đối tượng, nhất là đối với đối tượng trẻ.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trật tự ATGT, kiềm chế TNGT

Để đạt mục tiêu giảm 3 tiêu chí trong lĩnh vực ATGT năm 2008, phát huy những kết quả trong tháng ATGT, khắc phục tư tưởng chủ quan, trong thời gian tới các cấp, các ngành, các đoàn thể cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, Nghị quyết 32/CP của Chính phủ tới tất cả các đối tượng để mọi người đều có ý thức, có kiến thức khi tham gia giao thông, nhất là đối tượng thanh, thiếu niên. Các cấp các ngành, các địa phương, đặc biệt là ngành giao thông vận tải tiếp tục tập trung nhân lực, phương tiện để khắc phục hậu quả cơn bão số 4, số 6 gây ra cho các công trình giao thông, tuyến đường; xử lý những điểm nguy hiểm gây mất ATGT.

Các địa phương cần đẩy mạnh ra quân và duy trì việc giữ gìn TTGT tại các tuyến đường, các điểm dân cư, khu vực chợ... bảo đảm đường thông, hè thoáng, an toàn cho người và phương tiện qua lại. Song song với nhiệm vụ đó, cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát  xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về giao thông, nhất là những lỗi vi phạm như: không đội mũ bảo hiểm xe máy, không có giấy phép lái xe, vượt đèn xanh đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện, chở quá khổ quá tải.

ATGT là không tai nạn, ATGT là không ngoài cuộc, chỉ có sự tích cực tham gia của toàn xã hội với cường độ và thời gian liên tục, vấn đề TNGT mới được giải quyết triệt để.

Nguyễn Đình\baoyenbai

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)