Giải pháp cho nông dân phơi lúa trên đường.

Thứ năm, 01/02/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Cứ đến mùa gặt, trên các cung đường quốc lộ ở cả 3 miền Bắc,Trung, Nam đều có cảnh nông dân chiếm dụng lề đường để phơi lúa làm hẹp đi phần đường dành cho giao thông. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều tai nạn giao thông thảm khốc.

   Cứ đến mùa gặt, trên các cung đường quốc lộ ở cả 3 miền Bắc,Trung, Nam đều có cảnh nông dân chiếm dụng lề đường để phơi lúa làm hẹp đi phần đường dành cho giao thông. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều tai nạn giao thông thảm khốc.

   Tình trạng vi phạm luật giao thông gây hậu quả xấu này vẫn tái diễn thường xuyên nhưng chính quyền địa phương không thể khắc phục được.

    Thời gian đầu, khi Nghị Định 36/CP mới ra đời, các nơi xử lý rất  tích cực  trong việc phơi  lúa ngoài đường. Nhưng xử lý cỡ nào thì nông dân vẫn cứ vi phạm.Và họ buộc phải vi phạm vì lúa chín gặt về cần phải phơi. Phơi ở đâu? Mặt đường gần nhà là nơi duy nhất có thể. Vậy là chính quyền địa phương đành bó tay trước lý do chính đáng này.(!)

    Trước đây, trong thời kỳ HTX, nông dân chỉ việc gánh lúa về sân HTX rồi thảnh thơi về nhà mình. Có một bộ phận khác lo việc phơi phóng, đảo lúa, bảo quản…Sau này, trong chế độ khoán, ruộng vườn, thóc lúa không còn là của HTX nữa, mà là của chính hộ nông dân nên mọi việc liên quan đến hạt gao từ A tới Z là của từng hộ. Sân phơi HTX lúc này chỉ thuận tiện cho vài hộ ở gần đó. Và sân HTX không thê (cũng như  không  đủ) phân nhỏ từng khoảnh cho từng hộ.Thế nên những hộ khác, sau khi gặt và đập tại ruộng, người ta gánh lúa về nhà mình để tiện việc phơi phóng, bảo quản. Mặt đường bị trưng dụng vì lý do như vậy.

    Giải pháp cho vấn đề này là cần có nơi cho nông dân phơi lúa. Cái khó là tìm đâu ra mặt bằng làm sân phơi thuận tiện cho từng hộ riêng lẻ.

    Trong khi đó ruộng sau khi gặt xong thì bỏ trống. Vậy sao không tận dụng mặt bằng của ruộng để làm sân phơi cho chính hộ nông dân ấy ? Thời gian phơi lúa, chỉ là 2 đến 3 ngày nắng, sẽ không đụng đến thời điểm cày ải của ruộng cho vụ kế tiếp.

    Cách thức như sau :

Làm môt khung giàn trên mặt ruộng, cao 1,5m – 2m, rộng theo nhu cầu lượng lúa cần phơi (chắc chắn là không lớn hơn mặt ruộng).Trên mặt giàn đặt tấm phên nứa và trải lớp nylon (nếu dùng tôn tấm thì không cần lớp nylon này). Đây chính là mặt bằng để trải lúa ra phơi. Dĩ nhiên giàn giáo cần phải vững chắc cho khoản 4 người đi trên đó.Và cũng cần trang bị tấm bạt (hoặc nylon) để phủ kín lúa phơi khi trời mưa.(Tấm bạt này được cuốn gọn vào một góc giàn, khi cần thì bung ra). Ban đêm có người canh giữ, mắc võng dưới giàn, có thể dùng đèn dầu hoặc đèn bình điện ắc qui cho sinh hoạt. Điều này tạo ra khung cảnh lý thú cho nông thôn ngày mùa và càng lý thú hơn trong những  đêm rằm (nhất là đối với thanh niên nam nữ). Sau khi lúa phơi đã khô, cho vào bao tải vận chuyển về nhà. Giàn giáo được tháo rời, xếp lại để sử dụng cho các mùa sau.

     Việc thiết kế giàn giáo theo yêu cầu trên cần có sự tham gia của giới kỹ sư cơ khí. Và chỉ cần thiết kế lần đầu tiên, sau đó sản xuất đại trà.

     Trở ngại lớn nhất trong giải pháp này là khoản chi phí cho giàn giáo tương đối lớn cho nông dân.Vì vậy nhà nước có thể hỗ trợ cho nông dân vay vốn ưu đãi, hoặc đứng ra tổ chức những công ty chuyên cho nông dân thuê giàn giáo.

      Với giải pháp này chắc chắn tai nạn giao thông sẽ được kéo giảm đáng kể, điều mà nhà nước đang chú tâm giải quyết.

 
                                                                                              

                                                                                                

                                                                                                        NGUYỄN  ĐÌNH  ÁNH

NGUYỄN ĐÌNH ÁNH

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)