Phương pháp mới, hiệu quả cao

Thứ tư, 06/08/2008 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Sau 2 tháng thực hiện cao điểm tổng kiểm tra, xử lý vi phạm ATGT đường thuỷ, tình hình trật tự ATGT đã chuyển biến đáng kể: thêm nhiều người tự giác học điều khiển phương tiện, phương tiện đăng ký, đăng kiểm gia tăng, TNGT giảm... Từ cao điểm này gợi mở ra những phương pháp, cách làm mới trong công tác bảo đảm trật tự ATGT đường thuỷ.
Sau 2 tháng thực hiện cao điểm tổng kiểm tra, xử lý vi phạm ATGT đường thuỷ, tình hình trật tự ATGT đã chuyển biến đáng kể: thêm nhiều người tự giác học điều khiển phương tiện, phương tiện đăng ký, đăng kiểm gia tăng, TNGT giảm... Từ cao điểm này gợi mở ra những phương pháp, cách làm mới trong công tác bảo đảm trật tự ATGT đường thuỷ.
 
Theo chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát, từ ngày 1/5-30/6/2008, Công an các địa phương (nòng cốt là lực lượng CSGT Đường thuỷ) đồng loạt thực hiện cao điểm tổng kiểm tra, xử lý phương tiện và người điều khiển vi phạm ATGT đường thuỷ. Hoạt động này đã tác động mạnh mẽ đến chủ phương tiện, người lái trong việc chấp hành pháp luật giao thông đường thuỷ.
 
Điều dễ thấy là những chuyển biến rõ rệt trong công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện, học lấy bằng, chứng chỉ lái phương tiện. Theo Cục CSGT Đường thuỷ, trong thời gian này có 8.300 phương tiện đến đăng kiểm, trong đó đăng kiểm lần đầu là 2.900 chiếc; so với 2 tháng trước đó, phương tiện chấp hành đăng kiểm tăng 13,8%, trong đó phương tiện lần đầu đến đăng kiểm tăng 532% (tăng 2.445 chiếc).
 
Tương tự, có 5.548 phương tiện thực hiện đăng ký hành chính, tăng 170% (tăng 3.494 chiếc); có 1.480 người đăng ký học lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng và 4.717 người học lấy chứng chỉ lái phương tiện. Đáng chú ý, riêng số người học bằng thuyền trưởng, máy trưởng trong 2 tháng này đã gần bằng số lượng mà các trường chính quy đào tạo trung bình mỗi năm.
 
Thiệt hại do TNGT cũng giảm đáng kể: giảm 10 vụ TNGT (xảy ra 33/43 vụ), giảm 25 người chết (21/46) và giảm 23 phương tiện chìm đắm (6/29). Theo đánh giá của Tổng cục Cảnh sát, kể từ khi có Luật GTĐT nội địa, đây là cao điểm tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, đáng kể nhất trong việc chấp hành pháp luật giao thông đường thuỷ nội địa.
 
Những kết quả có được từ cao điểm trên là do nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến các yếu tố cơ bản như chỉ đạo sâu sát, phương pháp phù hợp và có sự gắn kết giữa các lực lượng chức năng.
 
Ngay khi bắt đầu cao điểm, Cục CSGT Đường thuỷ đã thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn phương pháp thực hiện và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc tại 32 đơn vị công an địa phương trọng điểm ở vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ.
 
Về phía địa phương, có tới 47 đơn vị công an các tỉnh, thành phố ký kế hoạch chỉ đạo công an cấp huyện thực hiện cao điểm. Đây là lần đầu tiên tất cả đơn vị công an cấp huyện có kế hoạch và huy động tối đa lực lượng, phương tiện thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT đường thuỷ trên địa bàn phụ trách. Đây cũng là lần đầu công an các địa phương huy động lực lượng làm thêm giờ, sử dụng nhân lực, phương tiện để tăng cường TTKS, xử lý vi phạm tăng tới 58%.
 
Đặc biệt, sự tham gia của lực lượng công an cấp huyện đã tác động về ý thức chấp hành pháp luật ATGT ngay từ địa bàn cơ sở. Hơn nữa, phương pháp thực hiện cao điểm đã nhận được sự ủng hộ của người dân. Trước thời điểm Công an các địa phương bắt đầu đồng loạt ra quân TTKS, xử lý vi phạm, CSGT đường thuỷ các địa phương đã phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp phổ biến rộng rãi nội dung cao điểm, họp dân ở cấp xã phường để thông báo, hướng dẫn các thủ tục đăng ký. Cụ thể, đã cấp hơn 87.200 panô, áp phích tuyên truyền.
 
Qua công tác TTKS, lực lượng chức năng còn cho đối tượng vi phạm cam kết về thời gian khắc phục vi phạm về đăng ký, đăng kiểm và học lấy bằng, chứng chỉ chuyên môn. Nhờ tuyên truyền thiết thực nên người dân không bất ngờ, phản ứng khi bị kiểm tra, xử lý, và đây cũng là cách để người dân có thời gian tự khắc phục vi phạm.
 
Cùng đó, công tác TTKS, xử lý vi phạm cũng được thực hiện nghiêm túc, kiên quyết, trong đó tập trung mạnh vào đối tượng phương tiện dưới 15CV - nhóm gây TNGT nhiều nhất. Lực lượng chức năng đã kiểm tra gần 70.000 lượt phương tiện, phát hiện và xử lý trên 60.600 trường hợp vi phạm. Đáng chú ý, trong đó đã phát hiện và xử lý gần 14.000 trường hợp phương tiện thuộc nhóm trọng tải 15 tấn, công suất 15CV trở xuống.
 
So với 2 tháng trước đó, số vi phạm bị xử lý tăng 18% (tăng gần 6.000 trường hợp). Nhằm từng bước siết lại quản lý hoạt động đóng mới phương tiện thuỷ, CSGT đường thuỷ đã phối hợp với TTGT đường thuỷ, cảng vụ, đơn vị quản lý đường sông kiểm tra trên 529 cơ sở, xử lý 213 trường hợp...; phối hợp với cơ quan đăng kiểm trong việc giảm thủ tục, đổi mới cách thức đăng kiểm đối với phương tiện loại 5-15CV, tổ chức các đợt phối hợp kiểm tra - đăng kiểm tại chỗ.
 
Tại hội nghị tổng kết cao điểm do Cục CSGT Đường thuỷ tổ chức mới đây - Trung tướng Trần Đại Quang, Thứ trưởng Bộ Công an đã đánh giá cao sự sáng tạo của Tổng cục Cảnh sát, đồng thời biểu dương tinh thần chủ động, tích cực của Cục CSGT Đường thuỷ trong việc thực hiện cao điểm bảo đảm trật ATGT đường thuỷ.      
 
Bài và ảnhNguyễn Lộc

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)