Quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia giao thông ở Việt Nam.

Thứ ba, 17/04/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
    Trẻ em cũng được dạy về thủ tục giao thông ngay từ lúc mới vào trường, và tái tục thường xuyên mỗi năm, như một môn học bổn phận công dân, cho các em cẩn thận tuân hành luật lệ mỗi khi đi ngoài đường, khi lên xuống xe buýt, để tránh tai nạn cho chính mình và người khác. Khi lớn lên thì đã thủ đắc được thói quen tuân hành luật lệ.

Người gửi: T Nguyen
E-mail: ngtientri@yahoo.com
 

 
Sau đây là kinh nghiệm của người sống tại ngoại quốc, nước gọi là tự do, nhưng lại có những giới hạn tự do sau đây.

1- Người lái xe đều phải có đủ tuổi, đầy đủ sức khoẻ (như là mắt thấy tốt, không bị động kinh. kích động thần kinh), phải được huấn luyện và thi đậu bằng lái loại xe mà đương sự xử dụng.

Bằng lái xe được gia hạn 2, 3, hoặc 4 năm một, để kiểm soát sức khoẻ, lý lịch, nơi cư ngụ, cùng là phát giác người chưa nộp phạt, người dân phải  trả phí tổn lúc gia hạn bằng lái xe coi như đóng góp thêm cho an ninh giao thông. Rất nhiều nơi còn kiểm soát an toàn xe và máy xe mỗi năm.

2 - Trẻ em cũng được dạy về thủ tục giao thông ngay từ lúc mới vào trường, và tái tục thường xuyên mỗi năm, như một môn học bổn phận công dân, cho các em cẩn thận tuân hành luật lệ mỗi khi đi ngoài đường, khi lên xuống xe buýt, để tránh tai nạn cho chính mình và người khác. Khi lớn lên thì đã thủ đắc được thói quen tuân hành luật lệ.

 Xe nào cũng phải có bảo hiểm để phòng khi có tai nạn mà chi phí bệnh viện, thuốc men, phí tổn cho người lái xe và người bị nạn, bất kỳ lỗi thuộc về ai. Người nào lái cẩn thận thì đóng tiền bảo hiểm ít, người nào bị phạt hay gây nhiều tai nạn thì phải đóng cao - đó là một hình phạt bổ túc rất hữu hiệu đối với người lái xe ẩu tả. Tiền bảo hiểm cũng tăng cao đối với các công ty nào có tài xế vi phạm luật giao thông hay thường gây tai nạn. Chắc chắn là các hãng bảo hiểm sẽ cộng tác với CSGT thành lập một cơ sở lý lịch của xe cộ, chủ xe, người lái xe, để ấn định giá tiền bảo hiểm  cùng lúc là giúp cho anh ninh công cộng chống kẻ phạm pháp dùng xe cơ giới, khó tầm nã.

3- Khi có tai nạn nghiêm trọng thì người lái xe được thử nồng độ rượu, chất ma túy hay các độc dược khác. Kẻ dùng rượu, ma túy, hay thuốc làm mờ thần kinh mà xử dụng xe dù có gây tai nạn hay không cũng phải chịu hình phạt tù và tiền rất cao.

4- Đối với các vi phạm vì lơ đễnh như lái hơi nhanh khi có bảng giảm tốc độ, vượt đèn đỏ, không tạm ngừng nơi bảng ngừng, thì tiền phạt cũng khá cao thường bằng cả tuần làm việc của người lương tối thiểu. Tuy nhiên có nhiều đại gia không sợ trả tiền phạt, nên Cảnh Sát có biện pháp như sau.

a- Cấm Cảnh Sát không được nhận tiền bất kỳ lý do nào (để tránh nạn tiêu cực), chỉ được lập biên bản vi phạm thôi. Khi chận ngừng xe nào thì phải điện báo về trụ sở, ngay trước khi lập biên bản, về số xe, loại xe, ngày giờ vi phạm (có người ghi sổ hay thâu băng tại trụ sở),v.v..., và cần chụp ảnh xe và tài xế (để tránh cảnh tráo đổi người hay dùng bảng số giả) - máy ảnh số và máy thông tin hai chiều tầm xa 20km, lúc nầy giá rất rẻ, họ thường mua cho trẻ em chơi giải trí - và cũng có thể dùng điện thoại di động để thông tin. Với máy vi tính đặt tại trụ sở, chỉ bấm vài nút là lý lịch xe và người lái sẽ hiện ra, như vậy có thể sẽ phát giác thêm ra sự dùng giấy tờ, chứng minh thư giả mạo, hoặc kẻ bị tầm nã.

b- Không dễ gì là chỉ nộp phạt mà thôi, mà người bị phạm phải ra trước tòa để xử phạt. Họ thường có các phiên tòa xử vào ngoài giờ làm việc cho người vi phạm đến hầu tòa. Sau khi ra Tòa, có khi mất một hai buổi đi về thì mới nhận được án xử phạt tiền hay tù. Mất thời giờ, lo sợ và công đi hầu toà làm các đại gia phải nghĩ lại trước khi vượt luật giao thông.

c- Tuy nhiên họ cũng có giảm khinh cho những người chưa hề bị phạt lần nào trong 5 năm vừa qua, cho được đi học lớp bổ túc luật giao thông thay cho đưa ra Tòa. Tuy tiền học nầy đắt hơn số tiền phạt, nhưng không bị án Tòa, nên lý lịch sạch, giá bảo hiểm không tăng, vì thông thường tiền đóng bảo hiểm tăng cao theo mực lý lịch vi phạm luật giao thông hoặc lái xe gây tai nạn.

5- Các điạ phương thường được hưởng phần lớn số tiền phạt về lưu thông nên họ dùng để thưởng cho nhân viên, mua máy bấm tốc độ, máy chụp ảnh. Họ tha hồ phạt, có bằng cớ ghi trong máy thì không phàn nàn vào đâu nữa. Để tránh tiêu cực, hối lộ, họ ấn định tỉ mỉ thủ tục người Cảnh Sát phải theo khi lập biên bản phạt, như đứng xa bao nhiêu tấc, khi tiếp nhận bằng lái xe thì chỉ dùng hai ngón tay (đề phòng có tiền kẹp theo), ghi rõ ngày giờ, số khung của máy bấm v.v...

 6- Tại Việt Nam xe máy là phương tiện giao thông chính, người xử dụng cần phải được huấn luyện, thi bằng lái xe và bằng lái phải được gia hạn mỗi 2 năm. Các xe chuyên chở nặng phải được kiểm soát chất lượng mỗi 6 tháng để tránh sự cố. Xe xích lô, xe đạp ba bánh xử dụng đưa khách, chở đồ trong thành phố đều phải qua sự huấn luyện kiểm soát về giao thông.

 7- Phải có chế độ lương bổng cho viên chức để tránh cảnh vì túng thiếu  sanh tiêu cực, tăng tiền thưởng cao cho những nhân viên có công trong việc biên phạt, khám phá, ngăn chặn, tịch thu,... các vụ phạm pháp, đó là phần thưởng thực tế hơn là những lời khen xuông. Ngân sách sẽ được dồi dào dùng để trả lương cao và mướn thêm nhiều nhân viên tốt, xả thải kẻ lười biếng trốn việc, tích cực truy tố kẻ tiêu cực.

 8- Khi xe phạm luật giao thông, hay chuyên chở quá mức là đã phạm hình luật, CS lại có cơ hội khám xét xe để phát giác ra các tội khác như buôn lậu, chở hàng cấm, hàng trộm cắp, dùng giấy tờ giả mạo, v.v....

 9- Tại các thành phố lớn có nhiều xe chạy người ta thường ấn định nhiều đường một chiều nên tránh được rất nhiều tai nạn vì xe đụng đầu nhau. Trên các đường lớn phải chạy hai chiều họ thường làm rào sắt hay bê tông phân cách ở giữa cản xe đi lấn đường húc đầu nhau gây tai nạn nghiêm trọng.
 

 

T Nguyen:ngtientri@yahoo.com

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)