Những năm gần đây, bình quân do tai nạn giao thông (TNGT) gây ra ở Trung Quốc khoảng 100 ngàn người chết và hàng trăm ngàn người bị thương. Qua đó, cho thấy tình hình an toàn giao thông (ATGT) ở Trung Quốc là hết sức nghiêm trọng, đã trở thành trở ngại cho phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề hài hòa xã hội. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp xử lý vấn đề xã hội này, đặc biệt nhấn mạnh cơ chế hiệu quả lâu dài ATGT đường và các biện pháp tương quan.
Những năm gần đây, bình quân do tai nạn giao thông (TNGT) gây ra ở Trung Quốc khoảng 100 ngàn người chết và hàng trăm ngàn người bị thương. Qua đó, cho thấy tình hình an toàn giao thông (ATGT) ở Trung Quốc là hết sức nghiêm trọng, đã trở thành trở ngại cho phát triển kinh tế xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề hài hòa xã hội. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp xử lý vấn đề xã hội này, đặc biệt nhấn mạnh cơ chế hiệu quả lâu dài ATGT đường và các biện pháp tương quan.
Cơ chế hiệu quả lâu dài ATGT đường là vấn đề phối kết hợp thể chế và chế độ của cơ năng hiệu ứng lâu dài. Cơ chế này đảm bảo phối hợp nhịp nhàng một cách hiệu quả các yếu tố: "Con người - Phương tiện giao thông - Đường - Môi trường", từ đó phát huy hiệu ứng tốt đẹp, làm cho giao thông đường duy trì được trong trạng thái thông suốt an toàn. Xây dựng cơ chế hiệu quả lâu dài ATGT không phải yêu cầu hiệu ứng thời gian ngắn mà là hiệu ứng thời gian dài.
Cơ chế có thể kiên trì thời gian dài được hay không vấn đề then chốt là ở tính khoa học của cơ chế, được thể hiện qua các nội dung:
Xây dựng ý thức khoa học ngăn chặn độc đoán chủ quan; Xây dựng ý thức quy hoạch ngăn chặn tính tùy tiện và tính mù quáng của quản lý; Xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, xử phạt nặng những người không chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và cuối cùng là xây dựng ý thức tiết kiệm.
Một tuyến đường ở thủ đô Bắc Kinh
Xây dựng ý thức khoa học.
Quản lý ATGT là lĩnh vực gắn kết khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, vì vậy xây dựng cơ chế hiệu quả lâu dài ATGT vừa phải nghiên cứu thuộc tính xã hội, vừa phải nghiên cứu thuộc tính tự nhiên của cơ chế, then chốt nhất là không thể đi ngược lại quy luật khoa học tự nhiên. Ví dụ, vấn đề an toàn của người đi bộ qua đường trong giao thông thành phố. Nhiều người đi bộ không đi qua bằng công trình đường mà đi ngang qua đường trái phép. Trường hợp xảy ra va chạm với xe cơ giới, phần lởn trách nhiệm gây ra tai nạn và phải chịu đền bù thuộc về chủ xe, một số là người đi bộ chịu trách nhiệm. Rất ít trướng hợp truy cứu trách nhiệm của quy hoạch, xây dựng và người quản lý. “Đường rộng mà công trình không đủ luôn luôn là con đường của chết chóc”, đây là kết luận được rút ra thông qua phân tích và nghiên cứu điều tra các số liệu về tai nạn giao thông ở Trung Quốc. Nghiên cứu sâu trách nhiệm cho thấy, ngoài trách nhiệm của người lái xe cơ giới và người đi bộ qua đường còn liên quan trách nhiệm với quy hoạch, xây dựng và người quản lý.Theo thống kê, trên 50% số người chết vì TNGT ở Trung Quốc xảy ra trên đường chính, rộng của thành phố hoặc đường bộ có đẳng cấp tương đối cao. Trên nhiều con đường như thế, công trình cho người đi bộ qua đường hết sức thô sơ và hiếm. Các nhà quy hoạch và thiết kế luôn luôn để tâm nhiều đến tốc độ, lưu lượng đi lại của xe cơ giới, nhưng lại ít nghiên cứu vấn đề khoa học từ góc độ tâm lý giao thông, khống chế độ rộng đường thích hợp hoặc nghiên cứu toàn diện vấn đề bảo vệ an toàn người đi bộ qua đường.
Đường Nam Phù Dung, TP. Trường Sa tỉnh Hồ Nam là con đường "nổi tiếng" xảy ra nhiều tai nạn ở Trung Quốc. Tình trạng tai nạn giữa người đi bộ ngang qua đường với xe cơ giới xảy ra thưởng xuyên. Năm 2004, UBATGT tỉnh Hồ Nam đã cử tổ chuyên gia nghiên cứu đoạn đường thường xảy ra TNGT cùng ngành quản lý giao thông TP. Trường Sa đưa ra biện pháp sửa chữa cải tạo và xây dựng một số công trình qua đường cho người đi bộ. sau khi thực thi biện pháp, kết quả thống kê cho thấy, trong năm 2005 không còn tai nạn liên quan đến người đi bộ trên đường Nam Phù Dung.
Xây dựng cơ chế hiệu quá lâu dài ATGT đường, cần xây dựng ý thức khoa học, thiết lập một loại chế độ, từ góc độ khoa học tiến hành thẩm kế an toàn đối với quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý đường, kịp thôi cải thiện vấn đề mất an toàn xuất hiện hay tiềm ẩn trong những khâu này làm cho quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý đường càng thêm quy phạm khoa học, đảm bảo cho giao thông an toàn, thông suốt.
Xây dựng ý thức quy hoạch
Quy hoạch là căn cứ quan trọng của nhà nước và ngành quản lý. Dùng quy hoạch tiến hành quản lý sẽ ngăn chặn được tính tùy tiện và tính mù quáng của quản lý, nâng cao được chất lượng và hiệu suất quản lý. Quản lý ATGT đường cũng cần quy hoạch. Điều 4 "Luật An toàn giao thông đường của Trung Quốc xác định rõ: Chính quyền các cấp phải đảm bảo công tác quản lý ATGT đường thích ứng với xây dựng kinh tế và phát triển xã hội. Chính quyền địa phương các cấp từ cấp huyện trở lên cần phải phát triển giao thông đường thích ứng, dựa vào pháp luật ATGT đường, pháp quy và các chính sách có liên quan của nhà nước lập ra quy hoạch quản lý ATGT đường, đồng thời tồ chức thực hiện. Lập quy hoạch quản lý ATGT dùng hình thức pháp luật xác định ra được tính quan trọng của quy hoạch ATGT. Nhưng có địa phương không lấy pháp luật đưa vào quy hoạch để lập kế hoạch, càng không có vốn để đảm bảo, điều này nói rõ một số chính quyền địa phương không xem trọng công tác quản lý ATGT. Vì vậy cần có chế tài nghiêm khắc, nếu chính quyền không tổ chức lập quy hoạch quản lý ATGT đồng thời tổ chức thực hiện, mà chỉ coi ATGT là vấn đề mang tinh đột xuất thì chính quyền địa phương phải gánh chịu trách nhiệm pháp luật. Thực tế, một số địa phương nêu khó khăn không có kinh phí để lập quy hoạch nhưng khi tai nạn lớn xảy ra thì bằng mọi cách vẫn phải chi ra một khoản tiền lớn. Chi tiền như thế so với việc đầu tư cho quy hoạch và quản lý phòng ngừa trước thì vẫn là lớn hơn. Do đó, việc thực hiện quy hoạch và quản lý phòng ngừa trước sẽ tránh được nhiều tai nạn, thu được nhiều hiệu quả lợi ích xã hội và kinh tế hơn. Trong vấn đề ATGT, năng lực chấp chính của chính quyền thể hiện có đủ tập trung, vì vậy quản lý của chính quyền không thể đặt trong bình diện thủng đâu bịt đấy mà phải nàng cao, phải đặt vấn đề quản lý quy hoạch quy phạm đề phòng ATGT.
Xây dựng ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
Hiện nay tình trạng vi phạm luật giao thông khá nghiêm trọng. Người đi xe máy ngang nhiên vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm khì không có mặt cảnh sát giao thông. Trong đó tỷ lệ thanh niên vi phạm chiếm tỷ lệ cao nhất, trên 80%. Người đi bộ ngang nhiên qua đường, bất chấp các loại xe cơ giới. Tình trạng say rượu bia vẫn lái các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao đã dẫn đến nhiều tai nạn nguy hiểm. Xe tô chở khách chở quá số người quy định đã trở thành phổ biến v.v. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông quá kém. Mặt khác, việc tuyên truyền luật giao thông chưa sâu rộng, mạnh mẽ, chưa được coi trọng. Đặc biệt, ở những vùng nông thôn, vùng miền núi hiểu biết của người tham gia giao thông về luật giao thông còn rất yếu kém. Bên cạnh đó việc xử phạt vi phạm người vi phạm giao thông chưa thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, cần xây dựng ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật cho mọi người tham gia giao thông. Phải thường xuyên tuyên truyền, sử dụng công cụ mạnh để đảm bảo chấp hành luật giao thông, như thế mới có thể giảm bớt, đi tới ngăn chặn, bảo đảm được trật tự ATGT.
Xây dựng ý thức tiết kiệm
Công tác ATGT đường cần nhiều kinh phí, ví dụ đầu tư phần cứng công trình ATGT cần một lượng vốn lớn. Hiện nay, kinh tế các địa phương còn nhiều khó khăn, vậy thực hành tiết kiệm như thế nào, dùng vốn có hạn sẽ là "con dao" mà chính quyền phải nghiên cứu. ATGT là "con dao" trong giao thông đường, đầu tư vốn của ATGT phải bắt đầu từ khi quy hoạch thì phải đưa vào kế hoạch, không thể để tiết kiệm tiền vốn trong xây dựng đường và quản lý an toàn mà để TNGT tăng lên gây tổn thất không thể bù đắp được. .
Quy hoạch và thiết kế đường tốt, vừa có thể đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xây dựng giao thông thành phố, đảm bảo ATGT lại có thể tiết kiệm được vốn. Thông qua quan sát và nghiên cứu người đi bộ qua đường, phát hiện thấy có nhiều người đi bộ qua cầu vượt của thành phố dần dần giảm xuống, thay vào đó là người đi bộ qua đường hầm. Kỳ thực so sánh cầu vượt cho người đi bộ ngoài nhược điểm đối với bố cục cảnh quan thành phố ra, trong nhiều mặt hiệu lực đi lại, giá thành vận hành, giá thành xây dựng, giữ gìn bảo dưỡng và quản lý v.v... đều kém đường hầm. Đây là vấn đề mà các nhà quản lý đô thị cần tính toán kỹ hơn. Như trên đã phân tích, có khi người đi bộ vi phạm luật vượt qua đường là do công trình qua đường không đủ hoặc quá ít. Nếu tăng mật độ công trình qua đường, người đi bộ tiện lợi sử dụng thì số lượng người phạm luật vượt ngang qua đường sẽ giảm xuống.
Để đảm bảo ATGT cần xây dựng được cơ chế hiệu quả lâu dài với các nội dung khoa học như đã nêu trên. Mặt khác, cần tuyên truyền giáo dục mạnh hơn, quyết liệt hơn, để cho những ý thức đó thấm sâu vào trong từng người, chuyển thành hành động thực tế khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm hơn, mạnh hơn, toàn diện hơn, không nương nhẹ bất cứ một hình thức tham gia giao thông nào dù đó là xe cơ giới, phương tiện thô sơ hay người đi bộ như thế mới có thể đảm bảo ATGT
(Nguồn: Thông tin KHKT Trung Quốc)