Một số vấn đề về phát triển công nghệ vận tải

Thứ hai, 17/11/2008 00:00 GMT+7

Trong kinh tế thị trường, khi nhấn mạnh các yếu tố như chiến lược sản xuất kinh doanh, marketing, tiếp thị... ta không được quên công nghệ mới là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo sự phát triển và thành công của mỗi doanh nghiệp. Sự hợp lý của quy trình công nghệ là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Trong kinh tế thị trường, khi nhấn mạnh các yếu tố như chiến lược sản xuất kinh doanh, marketing, tiếp thị... ta không được quên công nghệ mới là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo sự phát triển và thành công của mỗi doanh nghiệp. Sự hợp lý của quy trình công nghệ là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Quy trình công nghệ vận tải (CNVT) là trình tự và cách thức thực hiện để tạo ra được các sản phẩm vận tải là tấn-km và hành khách-km. Trong quá trình xây dựng quy trình CNVT cần vận dụng các quy luật của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và những quy luật kinh tế, xã hội vào quá trình thay đổi vị trí của hàng hóa, hành khách. Để đảm bảo tính khoa học, chính xác việc xây dựng quy trình CNVT nên dựa trên các nguyên tắc sau:

- Phải mô tả được chính xác trình tự và cách thức tiến hành các tác nghiệp vận tải từ đầu cho đến khi hoàn thành toàn bộ quy trình.

- Phải đảm bảo được tính khoa học và tiên tiến trên cơ sở vận dụng những thành tựu mới của CNVT.
- Tạo điều kiện lao động tốt, an toàn cho người lao động.

Có thể chia quá trình công nghệ vận tải thành hai quá trình khác biệt là quá trình CNVT hàng hoá và quá trình CNVT hành khách. So với quá trình CNVT hàng hoá thì quá trình CNVT hành khách đơn giản, dở phức tạp hơn vì trong mỗi hành trình các điểm lên xuống của hành khách đã cố định, thời gian để thực hiện các tác nghiệp chạy hoặc các tác nghiệp ở các điểm đỗ cũng được quy định sẵn. Bởi vậy, các nghiên cứu thường chi đi sâu vào quy trình CNVT hàng hoá. Để đơn giản, quá trình sản xuất vận tải hàng hoá được chia thành 3 quá trình bộ phận:

- Quá trình làm các tác nghiệp xếp dở. Đối tượng lao động của quá trình này là hàng hoá do chủ hàng gửi: kiện hàng, lô hàng..
- Quá trình tác nghiệp đối với các phương tiện vận tải tại các điểm lấy, trả hàng và đỗ trong hành trình.

- Quá trình điều hành các phương tiện chạy trên đường: Bằng cách điều hành chỉ huy công tác vận tải mà tạo ra các sản phẩm vận tải tấn-km.

Vấn đề tiếp theo là phải nghiên cứu các đặc điểm của quy trình CNVT. Quy trình CNVT có những đặc điểm sau:

- Trải ra trên 1 phạm vi rộng. Khác với nhiều ngành sản xuất mà quy trình công nghệ chỉ nằm gọn trong một cơ sở sản xuất hay một phân xưởng, công việc vận tải trải ra trên một phạm vi rộng trong một nước hoặc giữa các nước. Vì vậy, việc xây dựng, theo dõi và điều hành quy trình công nghệ khó khăn hơn so với nhiều ngành công nghiệp khác.

- Bao gồm nhiều tác nghiệp phức tạp và cần sự phối hợp của nhiều bộ phận và lao động. Các tác nghiệp kỹ thuật vận tài là những công việc nặng nhọc, phức tạp đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Tham gia vào việc thực hiện quy trình CNVT có nhiều bộ phận như nhà ga, điều độ, phương tiện vận tải... Công việc của các bộ phận cần được phối hợp chặt chẽ để quá trình vận tải được liên tục.

- Khác với quy trình công nghệ của các xí nghiệp công nghiệp, các tác nghiệp kỹ thuật vận tải không lặp lại dưới 1 dạng cố định trong quy trình công nghệ mà thường biến đổi dưới các dạng khác nhau. Thí dụ: đoàn tàu hàng trong hành trình trước thì dừng để lấy thêm toa xe ở ga này, trong hành trình sau lại dừng tại ga khác, Ô tô nay lấy hàng ở kho này, mai lấy hàng tại kho khác... Bởi vậy khi thực hiện quy trình CNVT phải linh hoạt, xử lý kịp thời từng tình huống cụ thể.

Mô hình thể hiện quy trình CNVT hàng hoá:
 
 
Ở đây:
k: Số trạm kỹ thuật mà phương tiện phải dừng trước khi đến nơi làm tác nghiệp dở hàng.
Dựa trên mô hình chung này có thể suy ra mô hình riêng cho từng loại phương tiện vận tải.

CNVT hàng hoá và hành khách là vấn đề mang tính chất kỹ thuật khai thác, tuy nhiên nó vẫn chịu sự tác động của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội vì suy cho cùng công nghệ vận tải chỉ đế phục vụ cho con người khi theo đuổi các mục đích của công tác vận tải. Trong tình hình hiện nay việc phát triển CNVT phải phù hợp với các điều kiện sau:

- Nhu cầu vận chuyển nhỏ và luôn biến động. Nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển nên khối lượng vận chuyển còn nhỏ dẫn đến đầu tư phát triển công nghệ kém hiệu quả. Sự tăng giảm của khối lượng vận chuyển cũng gây khó khăn lởn cho việc thực hiện quy trình CNVT.

- Yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và chủ hàng. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, sự lựa chọn của hành khách và chủ hàng là cơ sở để doanh nghiệp vận tải có thể tồn tại và phát triển.

Bởi vậy các yêu cầu của khách hàng luôn là cái đích để doanh nghiệp vươn tới trong khi hoàn thiện công nghệ vận tải.

- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật làm các công nghệ cũ nhanh chóng bị lạc hậu. Đây là cơ hội để đón đầu tiếp cận ngay với công nghệ mời nhưng cũng là một thách thức vì đầu tư phát triển CNVT đòi hò nguồn vốn lớn và trình độ cao đế tiếp nhận công nghệ một cách có hiệu quả.

Sự cạnh tranh trên thị trường và xu thế hoà nhập, hợp tác quốc tế của ngành Vận tải. Trên thị trường vận tải hiện nay không chỉ có các doanh nghiệp Việt Nam mà có cả các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp không thể cạnh tranh và phát triển bền vững bằng công nghệ lạc hậu. Sự hợp tác quốc tế cũng đòi hỏi ở các dự án phát triển công nghệ tính tiên tiến, tính đồng bộ để hoà nhập với khu vực và thế giới trong lĩnh vực vận tải.

Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý khi phát triển công nghệ vận tải. Để lựa chọn được phương án phát triển tối ưu chúng ta còn phải tính đến các yếu tố quan trọng khác như hiệu quả kinh tế, an toàn, môi trường.

Nguyễn Hữu Hà. Trường Đại học GTVT

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)