Hội thảo góp ý nội dung dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam: "Bê tông nhựa – Phương pháp xác định độ góc cạnh của cốt liệu thô

Thứ tư, 02/12/2015 16:06 GMT+7

Nằm trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn quốc gia 2015, ngày 01/12/2015, Viện Khoa học và Công nghệ GTVT đã tổ chức Hội thảo góp ý nội dung dự thảo Tiêu chuẩn Việt Nam "Bê tông nhựa – Phương pháp xác định độ góc cạnh của cốt liệu thô", mã số: TC 1521 do Viện Khoa học và Công nghệ GTVT là đơn vị chủ trì biên soạn, chủ nhiệm ThS. Bùi Ngọc Hưng.

Tham dự hội thảo, có ThS. Nguyễn Văn Thành,  Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, chủ trì hội  các đại biểu tới từ Cục quản lý xây dựng và CLCTGT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Viện KHCN Xây dựng, Trường đại học GTVT, Trường đại học công nghệ GTVT và nhóm biên soạn.

Góc nội ma sát j của vật liệu là một trong những thành phần tạo nên cường độ cắt của hỗn hợp bêtông nhựa. Giá trị của j lớn khi cốt liệu có độ nhám cao, có độ góc cạnh lớn và thành phần hạt hợp lý. Theo phương pháp thiết kế bê tông nhựa Superpave level 1, chỉ tiêu độ góc cạnh của cốt liệu thô được xác định theo phương pháp AASHTO TP61 và được qui định theo chiều dày kết cấu mặt đường và lưu lượng xe. Tuy nhiên, phương pháp thí nghiệm này khi thực hiện thường rất khó khăn trong việc mô tả các hình dạng cốt liệu và bề mặt hạt cốt liệu, vì vậy thường cho kết quả không chính xác. Năm 2004, chương trình NCHRP 4-30 của Hoa Kỳ đã nghiên cứu và đưa ra một phương pháp thí nghiệm độ góc cạnh  từ hàm lượng độ rỗng chưa đầm chặt của hỗn hợp cốt liệu.

Trong TCVN 8819:2011 “Mặt đường bêtông nóng – Yêu cầu thi công và nghiệm thu” đã có qui định về chỉ tiêu chỉ tiêu độ góc cạnh của cát (cốt liệu mịn) với phương pháp thử theo TCVN 8860-7:2011. Tuy nhiên đối với chỉ tiêu độ góc cạnh của cốt liệu thô (được định nghĩa là phần trăm theo khối lượng của các hạt cốt liệu có kích thước lớn hơn 4,75mm với một hoặc nhiều bề mặt được nghiền vỡ) hiện nay chưa có các qui định về phương pháp thử tại Việt Nam. Chính vì vậy việc xây dựng Tiêu chuẩn “Bê tông nhựa – Phương pháp thử xác định độ góc cạnh của cốt liệu thô” là cần thiết để kiểm soát tốt hơn chất lượng của đá dăm cho sản xuất BTN, nhằm tăng khả năng chống vệt hằn lún bánh xe.

Tại hội nghị, nhóm biên soạn đã trình bày tóm tắt sự cần thiết, cơ sở xây dựng và những nội dung dự thảo của tiêu chuẩn. Nhóm biên soạn sẽ chỉnh sửa và bổ sung hoàn thiện dự thảo trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của đại biểu tại hội nghị.

Một số hình ảnh Hội thảo

 

 

 

Nguồn: itst.gov.vn

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)