Mục tiêu xây dựng mạng đường sắt tốc độ cao của Trung quốc(Thứ tư, 08/07/2009 00:00 GMT+7)

Trung Quốc đã bắt tay vào một kế hoạch đầy tham vọng, xây dựng 7000 km đường sắt tốc độ cao (HS:High- Speed) dành riêng cho vận tải hành khách vào năm 2010. Không những thời gian còn rất ngắn mà một vài tuyến trong đó có tốc độ lớn nhất là 350 km/h.


Trung Quốc đã bắt tay vào một kế hoạch đầy tham vọng, xây dựng 7000 km đường sắt tốc độ cao (HS:High- Speed) dành riêng cho vận tải hành khách vào năm 2010. Không những thời gian còn rất ngắn mà một vài tuyến trong đó có tốc độ lớn nhất là 350 km/h.
Việc xây dựng 115 km HS Bắc Kinh - Tianjin đã hoàn tất. Tuyến đường đã được đưa vào phục vụ vào tháng 8/2008, đúng dịp phục vụ cho các vận động viên và các cổ động viên của họ với giá thành thấp.
Là một phần của hệ thống vận tải phục vụ Olympic 2008, tuyến đường sắt ray đôi sẽ cắt giảm thời gian giữa Bắc Kinh và Tianjin từ 1h 19 phút xuống còn 30 phút với vận tốc 350 km/h.
Đoàn tàu cao tốc trên tuyên Bắc Kinh - Tianjin
Lượng hành khách đi lại trên tuyến Bắc Kinh Tianjin là 25,6 triệu ngưi/năm sẽ gia tăng tới 32 triệu ngưới/năm vào năm 2008 và 54 triệu người năm vào năm 2015, theo Bộ đường sắt (MOR).
Để đáp ứng yêu cầu gia tăng với vận tải giá thành thấp, tốc độ cao, MOR đã vạch ra kế hoạch đầy tham vọng, nó đòi hỏi thiết lập một mạng lưới đường sắt tốc độ cao quốc gia gồm các tuyến xây dựng chỉ dành riêng cho vận tải hành khách với tốc độ thương mại trên 250 km/h được bổ sung bởi một vài tuyến hiện có được nâng cấp với tốc độ chạy tàu trên 200 km/h.
Trung Quốc đã thông qua kế hoạch xây dựng 17.000 km đường sắt mới trong những năm tới, trong đó có 7000 km sẽ chỉ dành cho HS. Đồng thời Trung Quốc sẽ nâng cấp 13.000 km đường hiện có để vận hành tốc độ 200 km/h. Theo đó đến năm 2015 Trung Quốc sẽ có mạng lưới HS bao gồm 32.000 km đường xây dựng mới để dành cho vận tải hành khách, vận tải liên thành phố và các tuyến được nâng cấp.
Hiện tại, hơn 3000 km tuyến HS chỉ dành cho vận tải hành khách đang được xây dựng khắp cả nước với các đoạn tuyến khác nhau.
Trong số 7000 km tuyến chỉ dành cho vận tải hành khách được xây dựng vào năm 2010 có 5457 km sẽ có các đoàn tàu chạy với tốc độ trên 300 km/h.
Theo thống kê của MOR, tàu khách ở Trung Quốc cung cấp 2,41 triệu ghế mỗi ngày trong khi đó 3,05 triệu vé được bán mỗi ngày, bỏ lại rất nhiều hành khách không có sự lựa chọn nào khác là đứng ở các lối đi giữa hai hàng ghế. Tình trạng quá đông vào các ngày cao điểm và thật là tồi tệ khi có tới 4,2 triệu vé được bán ra . Tình trạng đối với tàu hàng thậm chí còn tồi tệ hơn. Ngành đường sắt chỉ có thể cung cấp 110.000 tấn hàng hoá mỗi ngày nhưng yêu cầu cần đến 280.000 tấn mỗi ngày, điều đó có nghĩa là chỉ có 40% yêu cầu được thoả mãn.
Việc xây dựng các tuyến HS sẽ giúp cho gia tăng năng lực cho cả vận tải hàng hoá và hành khách, khi luồng hành khách chuyển sang các tuyến dành riêng sẽ giải phóng cho các tuyến hiện có để vận tải hàng hoá.
Trung Quốc bắt đầu xây dựng tuyến dành riêng cho hành khách vào năm 1999. Tuyến Qinhuangdao-Shenyang dài 404 km đưa vào phục vụ năm 2003 với tốc độ thương mại 200 km/h và tốc độ thiết kế 300 km/h...
Tuyến Bắc Kinh - Tianjin hiện đang xây dựng là một phần của tuyến chỉ dành riêng cho hành khách tốc độ cao Bắc Kinh - Thượng Hải dài 1318 km. Tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải hy vọng đưa vào phục vụ vào năm 2010 với tốc độ ban đầu là 300 km/h, giảm thời gian đi lại từ 12 giờ hiện tại xuống còn 4 giờ 37 phút.
Theo He Huawu, kỹ sư trưởng của MOR, tốc độ vận hành lớn nhất của tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải là 350 km/h với tối thiểu 3 phút mỗi chuyến. Nếu tàu chạy với tốc độ 350 km/h thời gian đi lại giữa Bắc Kinh - Thượng Hải sẽ còn là 3 giờ 58 phút. Ông nói rằng tuyến đường sẽ vận chuyện 160 triệu hành khách mỗi năm.
"Tuyến dành riêng cho hành khách Bắc Kinh - Thượng Hải sẽ làm giảm nhẹ áp lực vận tải hành khách của tuyến hiện có, điều đó sẽ làm gia tăng năng lực vận tải hàng hoá của tuyến hiện có lên 50 triệu tấn mỗi năm", ông Ji Jialun, giáo sư Trưng đại học giao thông Bắc Kinh nói.
Tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải mới chạy song song với tuyến hiện có, sẽ có 1.140 cây cầu chiếm 86,5% tổng chiều dài, 16 km đưng hầm và 21 nhà ga.
Cũng giống như các tuyến dành riêng cho hành khách khác theo kế hoạch, tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải sẽ có ray đặt trên bản, bán kính đường cong tối thiểu 7000m và độ dốc dọc tối đa nhỏ hơn 2%.
Trong 1.268 km tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải (96,2%) sẽ không có ray đặt trên ballas, điều đó chứng tỏ Trung Quốc đã rất thành công trong việc áp dụng công nghệ ray không ballas trong một vài tuyến, bao gồm tuyến Qinghuangdao-Shenyang.
Tuyến sẽ được trang bị riêng hệ thống thông tin liên lạc không dây GSM-R và cáp quang.
Tuyến Bắc - Nam Bắc Kinh - Thượng Hải là một trong tám tuyến dành riêng cho vận tải hành khách chủ yếu của MOR trong giai đoạn 2006- 2010, trong đó 4 tuyến chạy Bắc - Nam và 4 tuyến chạy Đông - Tây. Tổng chiều dài của các tuyến lên tới 12.000 km.
Vào tháng 3/2006, Trung Quốc đã thông qua việc xây dựng tuyến maglev tốc độ cao thứ hai của quốc gia dùng công nghệ nhập khẩu từ Đức với tốc độ chạy tàu lên tới 450 km/h giữa Thượng Hải - Hangzhou, giảm thời gian đi lại từ 2 giờ 20 phút xuống còn 30 phút.
Ngoài việc nâng cấp các tuyến hiện có và xây dựng 7000 km HS, Trung Quốc còn vạch kế hoạch xây dựng 7200 km đường sắt thông thưng từ nay đến năm 2010. Sẽ điện khí hoá 15.000 km đường sắt.
Điều đó sẽ mở rộng mạng lưới đường sắt từ 75.000 km lên 82.000 km vào năm 2010 trong đó 45% là đường sắt ray đôi và được điện khí hoá.
Mục tiêu đầy tham vọng của kế hoạch 5 năm chứng tỏ sự tương phản rõ rệt với kế hoạch 5 năm vừa qua, trong đó Trung Quốc chỉ xây dựng 6500 km đường sắt mới, tất cả là đường sắt thông thưng.
Để đạt được mục tiêu cho giai đọan 2006- 2010 do MOR đặt ra, Trung Quốc sẽ phải đầu tư chừng 1.250 tỉ Yuan để xây dựng tuyến mới. MOR sẽ huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau, từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Ví dụ MOR lên kế hoạch lấy một nửa trong tổng số 160 tỷ Yuan cần thiết đầu tư xây dựng tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải từ các công ty bảo hiểm Trung Quốc.
Bởi theo tính toán của MOR đầu tư vào tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải sẽ có lợi nhuận hàng năm từ 8-12% sau khi tuyến đi vào hoạt động vào năm 2010.
Theo một kế hoạch dài hạn của MOR, Trung Quốc sẽ mở rộng chiều dài của mạng lưới đường sắt tới 100.000 km vào năm 2020 trong đó có 12.000 km sẽ là tuyến HS dành riêng cho hành khách.
Theo Transport Science Bulletin