Nhà máy điện hạt nhân trên tàu thủy(Thứ năm, 08/07/2010 00:00 GMT+7)
Ngày 30/6, với việc hạ thủy tổ máy năng lượng nổi tại xưởng đóng tàu Baltic ở Saint Peterburg, Nga chính thức hoàn thành Trạm điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới mang tên "Viện sĩ Lomonosov".
Ngày 30/6, với việc hạ thủy tổ máy năng lượng nổi tại xưởng đóng tàu Baltic ở Saint Peterburg, Nga chính thức hoàn thành Trạm điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới mang tên "Viện sĩ Lomonosov".
“Viện sĩ Lomonosov” được đặt trên một con tàu với chiều dài 144 m, rộng 30 m và trọng tải 21.500 tấn mang theo 2 lò phản ứng hạt nhân công suất 35 MW, thời hạn vận hành dự kiến 38 năm.
Ông Aleksandr Berenzon, thuộc Văn phòng công trình chế tạo máy Afrikantov cho hay, Nga có thể sử dụng lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới hoặc những lò phản ứng hạt nhân thiết kế cho các tàu phá băng.
Ngoài sản xuất điện năng và cung cấp tới bất cứ địa điểm nào có tuyến giao thông ven bờ, “Viện sĩ Lomonosov” còn có thể cung cấp nguồn nhiệt và nước sạch.
Dự kiến, trạm điện hạt nhân nổi này sẽ được đưa lên phục vụ khu vực Viễn Đông nước này. Một trạm điện hạt nhân nổi chi phí rẻ hơn 2-3 lần trạm điện hạt nhân trên đất liền vì ngoài bệ trạm và thiết bị bảo vệ ra thì hầu như không phải chịu tốn phí nào thêm.
Tất cả các nguồn năng lượng nguyên tử đều đáp ứng đầy đủ chuẩn mực quốc tế về an toàn theo tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA).
Theo Báo Đất Việt