Đường vượt biển Busan - Geoje, Hàn Quốc(Thứ sáu, 09/07/2010 00:00 GMT+7)

Dự án xây dựng tuyến đường vượt biển dài 8,2km nối Bu san - thành phố lớn thứ hai ở cực nam Hàn Quốc với đảo Geoje đã được bắt đầu từ năm 2004. Tuyến đường dài 8.2km này có bốn làn xe và sẽ phải trải qua 4km đường hầm xuyên biển và hai 2km cầu dây văng. Công trình được đánh giá có đường hầm dưới biển dài nhất thế giới cho đến nay, đặc biệt là tại một khu vực có rất nhiều hoạt động địa chấn.

Dự án xây dựng tuyến đường vượt biển dài 8,2km nối Bu san - thành phố lớn thứ hai ở cực nam Hàn Quốc với đảo Geoje đã được bắt đầu từ năm 2004. Tuyến đường dài 8.2km này có bốn làn xe và sẽ phải trải qua 4km đường hầm xuyên biển và hai 2km cầu dây văng. Công trình được đánh giá có đường hầm dưới biển dài nhất thế giới cho đến nay, đặc biệt là tại một khu vực có rất nhiều hoạt động địa chấn.

Tuyến đường hoàn thành năm 2009 với chi phí tổng số dự án ở mức 1,225 tỉ $ (1.446,9 tỉ won). Hành trình đến đảo với hơn ba tiếng rưỡi lái xe trên 140km và phải đi qua phà đã được thay thế bằng một hành trình chỉ còn mất một giờ qua quãng đường dài 60km.

KDB, một ngân hàng hàng đầu ở Đông Bắc Á, đã cung cấp phần lớn nguồn vốn cho dự án (1,1 nghìn tỉ Won). Đây là tuyên bố về tài chính cho một dự án lớn nhất ở Hàn Quốc trong năm 2003. 375 triệu $ được lấy từ Quỹ hỗ trợ Chính phủ, cùng với 883 triệu $ từ Quỹ Dân sự. COWI cũng hỗ trợ 160 triệu DKK (25,4 triệu $) cho việc thiết kế dự án.

Dự án được xây dựng từ nguồn vốn của tư nhân theo hình thức BOT (xây dựng, vận hành, chuyển giao). Đây là một mô hình ngày càng trở nên phổ biến đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Tập đoàn tham gia dự án bao gồm các công ty Daewoo Engineering and Construction, Daelim, Doosan Industrial Development, SK Engineering & Construction, KDC, Wonha Construction và Hanil Engineering and Construction. Tập đoàn này sẽ quản lí tuyến đường trong 40 năm . Sau đó việc vận hành sẽ được chuyển giao cho thành phố Busan Metropolitan.

 

Tuyến đường bao gồm các cầu dây văng nối các đảo

Quản lí dự án này là công ty Daewoo Engineering and Construction Co Ltd of Seoul, Korea. Trong khi tư vấn dự án được giao cho COWI A/S, Đan Mạch.

COWI chịu trách nhiệm thiết kế đường hầm, cầu, bao gồm cả hệ thống đường dẫn phía đông và phía tây, hệ thống thông gió và tất cả các hệ thống cơ khí, điện và các hệ thống liên quan đến thông gió.

Halcrow của Anh, liên doanh với Tunnel Engineering Consultants (TEC) của Hà Lan, sẽ cố vấn kỹ thuật cho Daewoo E & C Co Ltd về thiết kế và xây dựng, hợp đồng và chiến lược hợp đồng và tổ chức dự án.

COWI Traffic Planning tham gia thiết kế hệ thống giao thông thông minh (ITS) cho đường hầm và cầu của tuyến đường.

Hệ thống sẽ bao gồm các màn hình thông tin, hệ thống truyền thông, hệ thống kiểm soát tốc độ tự động, cảnh báo hàng đợi, phòng điều khiển, hệ thống hút khói, hệ thống kiểm soát làn xe và hệ thống phát hiện xe.

Các giai đoạn của dự án
Dự án bao gồm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: xây dựng một cầu dây văng và hệ thống đường dẫn và hầm chìm nối đảo Goeje và đảo Jeo

Giai đoạn 2: xây dựng một cầu dây văng và hệ thống đường dẫn nối đảo Jeo và đảo Jungjuk đảo.

Giai đoạn 3: Xây dựng hầm chìm nối đảot Jungjuk và đảo Gadeok

Tổng chiều dài đường hầm khoảng 3,7km, với 270m đường nối hầm với cầu và đảo Geoje. Hầm được thiết kế gồm hai là chạy song song hai bên mỗi là có một là nhỏ dành cho trường hợp khẩn cấp, giữa hai làn đường là làn xe xe công vụ và thoát hiểm.

 

Mặt cắt phần đường hầm trong tuyến vượt biển
 

Đường hầm được đặt dưới mặt nước ở độ sâu 50m - độ sâu nhất của hầm dìm từ trước tới nay. 18 đốt hầm dìm đúc sẵn (do Daewoo chế tạo ở Ajung và trọng lượng lên đến 50.000 t) được dắt vào vị trí và đánh chìm tạo nên tuyến đường hầm dài kỉ lục.

Để bảo vệ đường hầm, người ta đã sử dụng công nghệ CORE-LOC từ tháng 2 năm 2007 và được thực hiện bởi COWI (Đan Mạch), Daewoo E & C Co và Hàn Jun Construction. Keo chống thấm cho đường hầm đang được cung cấp bởi công ty Trelleborg Bakker.

Erwin Brakenhoff, Giám đốc bán hàng của Trelleborg Bakker, nhận xét: "Nói chung hầm chìm thường được sử dụng để vượt sông. Những đường hầm này chỉ dài khoảng 800m. Các hầm chìm hiện tại cũng chỉ ở độ sâu tối đa là 25m. Tuyến liên kết Busan -Geoje có độ sâu tới 50m. "

Ngoài đoạn hầm sâu dưới biển người ta còn sử dụng các cầu dây văng trong dự án. Cầu dây văng sử dụng trong dự án này gồm một cầu có nối đảo Junguk và đảo Geo. Cầu này hai trụ treo cáp chính cao 475m, nhịp dẫn biên dài 220m và nhịp dẫn chính dài 940m, ba trụ treo cáp phụ cao 230m, với nhịp dẫn biên dài 106m và nhịp dẫn chính dài 968.5m.

Cây cầu thứ hai, là một thiết kế hiếm khi sử dụng, gồm ba trụ treo cáp kết nối đảo Jeo và đảo Geolje.

 
Theo Roads and Bridges