Vỏ tàu mới giảm ma sát giúp tàu thuỷ giảm tiêu thụ năng lượng(Thứ ba, 07/09/2010 00:00 GMT+7)

Các nhà nghiên cứu thuộc các trường Đại học Bonn, Karlsruhe và Rostock (Đức) cho biết các đặc tính của một loại cây kỵ nước có tên Salvinia có thể sẽ được khai thác nhiều hơn nhằm tạo ra một loại vật liệu phủ vỏ tàu khiến cho tàu có thể tiết kiệm được 10% tiêu thụ năng lượng.

Các nhà nghiên cứu thuộc các trường Đại học Bonn, Karlsruhe và Rostock (Đức) cho biết các đặc tính của một loại cây kỵ nước có tên Salvinia có thể sẽ được khai thác nhiều hơn nhằm tạo ra một loại vật liệu phủ vỏ tàu khiến cho tàu có thể tiết kiệm được 10% tiêu thụ năng lượng.
 
Cây Salvinia, tên khoa học là Molesta, rất kỵ nước: khi nó bị nhúng chìm trong nước và rồi được kéo lên, nước sẽ trượt trên lá của chúng và không thấm khiến cây khô ngay. Nói cách khác, loại cây này không bao giờ ẩm ướt, bởi vì cây được phủ một lớp mao mạch kỵ nước đồng thời cấu trúc của nó tạo ra một lớp không khí rất mỏng phủ bên ngoài khi ở dưới nước. Lớp không khí này giúp nó không tiếp xúc với chất lỏng cho dù ngâm dưới nước thời gian dài hàng tuần. Đặc tính này có thể được các nhà nghiên cứu khai thác để chế tạo vỏ tàu, nhằm giảm ma sát giữa vỏ tàu và nước.

Đặc tính “siêu kỵ nước” trong khoa học vật liệu có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ, như chất tạo áo bơi, sơn và chất phủ chống thấm, thậm chí giảm tiêu thụ năng lượng cho tàu thuỷ. Công nghệ ngày nay đã cho phép tạo ra những bề mặt siêu kỵ nước lấy cảm hứng từ thiên nhiên.

Hiện các nhà nghiên cứu đang phát triển một loại vật liệu có đặc tính như Salvinia. Theo những tính toán và mô phỏng mà các nhà nghiên cứu đưa ra thì với bề mặt tàu thuyền được chế tạo theo nguyên lý như trên có thể giảm được 10% năng lượng tiêu thụ. Cũng theo tính toán của họ, khi xuất phát các con tàu chở hàng mất đi 50% sức kéo do ma sát giữa vỏ tàu và nước. Phát triển trên do vậy có ý nghĩa quan trọng trong ngành chế tạo vật liệu vỏ tàu.

Theo bulletins-electroniques