Thứ ba, ngày 04/02/2025

Cầu Vĩnh Tuy nên có dải phân cách

Thứ hai, 21/12/2009 00:00 GMT+7
Từ ngày cầu Vĩnh Tuy Hà Nội thông xe có tác dụng giảm mật độ phương tiện giao thông trên cầu Chương Dương, góp phần hạn chế ách tắc cầu đường ở Thủ đô.

Từ ngày cầu Vĩnh Tuy Hà Nội thông xe có tác dụng giảm mật độ phương tiện giao thông trên cầu Chương Dương, góp phần hạn chế ách tắc cầu đường ở Thủ đô.

Tuy nhiên về tổ chức giao thông cầu Vĩnh Tuy, theo tôi cho rằng chưa phù hợp với trình độ dân trí nước ta, dẫn đến hậu quả không bảo đảm an toàn giao thông (ATGT). Cụ thể cầu mới thông xe được ít ngày (từ 25-9 đến nay) mà theo nhân dân phường Long Biên, thuộc quận Long Biên, Hà Nội cho biết, đã xảy ra liên tục mấy vụ tai nạn giao thông (TNGT) chết người trên cầu, chủ yếu do lái xe vi phạm Luật Giao thông. Song, một nguyên nhân sâu xa phải nói tới tổ chức giao thông cầu Vĩnh Tuy dùng hai đường kẻ liền nét sơn vàng, để phân chia hai chiều xe chạy là chưa phù hợp trình độ dân trí, không bảo đảm ATGT và lặp lại bài học cũ ở cầu Thăng Long.

Về mặt lý thuyết, có thể sử dụng vạch sơn kép nêu trên để tách bạch hai chiều xe chạy đúng như trong sách Ðiều lệ Báo hiệu đường bộ. Nhưng trên thực tế những người lái xe đôi khi vẫn cho xe chạy đè qua các vạch sơn để lấn trái (dễ TNGT). Bởi đội ngũ lái xe trong "một sớm, một chiều" thật khó từ bỏ thói quen "không đi được" mới chịu; còn "không được đi", vẫn cứ đi. Rút cục ở cầu Thăng Long không thể dùng vạch sơn kép thuần túy, mà phải "chữa cháy" bằng hệ thống cọc tạm bợ, chắp vá để phân chia hai chiều xe chạy là một thí dụ điển hình về biện pháp khắc phục hậu quả do tổ chức giao thông chưa phù hợp trình độ dân trí.

Trở lại cầu Vĩnh Tuy với mặt cầu khá rộng và mỗi làn xe lại bố trí rộng từ 3,75 m đến 4 m, khiến các lái xe có thể phóng "hết tốc độ". Ðã thế còn phân chia hai chiều xe chạy bằng hai đường kẻ sơn vàng, trong điều kiện dân trí, thói quen đi đường hiện nay "không được đi, vẫn cứ đi" thì không thể bảo đảm ATGT.

Cầu Vĩnh Tuy khác với cầu Chương Dương kế bên, mặc dù cũng dùng vạch sơn phân chia hai chiều xe chạy, nhưng khổ cầu Chương Dương hẹp, vừa đủ bề rộng mỗi làn xe (tương ứng với mỗi chiều đi), nếu lái xe lấn trái sẽ rất dễ xảy ra tắc cầu, nên hiếm khi các lái xe dám lấn trái. Còn cầu Vĩnh Tuy thì khác, các lái xe có thể cho xe đè vạch sơn - lấn trái sang chiều bên kia, rồi lại trở về "dễ dàng", đó chính là một nguyên nhân tiềm ẩn TNGT trên cầu.

Nhằm góp phần bảo đảm ATGT, thay vì hai vạch sơn vàng; kiến nghị cơ quan quản lý khai thác cầu Vĩnh Tuy nên xem xét việc lắp đặt hệ thống dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy. Có thể áp dụng loại dải phân cách "mềm", đồng thời phải lưu ý cả vạch sơn mầu trắng bảo đảm khoảng cách dải an toàn (khoảng cách 0,5 m đến 0,75 m từ mép dải phân cách đến mép phần xe chạy). Tránh tình trạng đáng tiếc như cầu Thủ Thiêm TP Hồ Chí Minh, có hệ thống dải phân cách "cứng" cố định phân chia hai chiều xe chạy, nhưng lại bố trí vạch sơn trắng không bảo đảm khoảng cách dải an toàn (vì vạch sơn khoảng cách dải an toàn cầu Thủ Thiêm chỉ rộng 0,1 m đến 0,2 m).

Trường hợp cầu Vĩnh Tuy mở rộng (giai đoạn 2), vẫn nên sử dụng hệ thống dải phân cách "mềm". Lúc đấy sẽ tách bạch làn xe hai bánh khỏi làn xe bốn bánh. Ngoài ra, ngay từ bây giờ, cơ quan chức năng cũng cần "trồng" thêm biển báo hiệu tốc độ tối đa cho phép xe chạy trên cầu Vĩnh Tuy, để hạn chế TNGT trên cầu.
Theo Báo Nhân Dân.
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)