Chủ nhật, ngày 12/01/2025

Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn đường thủy mùa mưa bão

Thứ năm, 19/09/2013 00:00 GMT+7
Ngoài nhiệm vụ sẵn sàng ứng trực PCLB, cứu hộ cứu nạn và đấu tranh ngăn ngừa tội phạm lợi dụng mua bão để hoạt động, đơn vị còn tuyên truyền cho nhân dân vùng thấp trũng, vùng sông nước quản lý trẻ em trong mùa mưa bão để tránh xảy ra những sự việc thương tâm.
Ngoài nhiệm vụ sẵn sàng ứng trực PCLB, cứu hộ cứu nạn và đấu tranh ngăn ngừa tội phạm lợi dụng mua bão để hoạt động, đơn vị còn tuyên truyền cho nhân dân vùng thấp trũng, vùng sông nước quản lý trẻ em trong mùa mưa bão để tránh xảy ra những sự việc thương tâm.

Trên địa bàn tỉnh hiện có cả chục tuyến đò ngang, đò dọc, hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và hàng chục điểm bến bãi tập kết, bốc xếp hàng hóa; bình quân mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện thủy thường xuyên qua lại. Giao thông trên tuyến đường thủy luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nhất là vào mùa mưa lũ bởi lưu lượng dòng chảy trên các tuyến sông tăng lên rất cao, có nhiều điểm nước xoáy, nhiều luồng lạch nguy hiểm. Trung tá Hồ Xuân Phương, Trưởng phòng CSĐT cho biết, ngay từ đầu năm, đơn vị đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản, chỉ thị về tăng cường các biện pháp bảo đảm ATGT sông nước. Đoàn kiểm tra liên ngành được thành lập và tiến hành kiểm tra thường xuyên công tác bảo đảm trật tự ATGT tại các bến chở khách ngang sông, dọc sông, các điểm tập kết vật liệu xây dựng. Trong công tác phòng chống bão lụt (PCBL), đơn vị quán triệt cho cán bộ chiến sĩ nhận thức đầy đủ, xác định nhiệm vụ PCBL là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách của đơn vị. Do đó, mỗi cán bộ chiến sĩ cần đề cao tinh thần sẵn sàng vượt khó, nêu cao tinh thần trách nhiệm, dũng cảm, tận tụy hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao khi bão lũ xảy ra. Trong mùa mưa bão, đơn vị theo dõi và nắm chắc diễn biến của mưa bão và bố trí đầy đủ lực lượng, phương tiện sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có lệnh.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, cán bộ, chiến sĩ CSĐT chủ động nắm chắc tình hình, lập danh sách số lượng các phương tiện giao thông đường thủy, các bến đò ngang, đò dọc và tình hình giao thông đường thủy trên các tuyến sông, đầm phá; thực hiện tốt công tác nắm tình hình tuyến, luồng đi về các vùng trũng thường bị ngập lụt, chia cắt, vẽ sơ đồ để khi ngập các biển báo, có thể chủ động lắp đặt thêm biển báo, đưa dẫn các đoàn cứu hộ, cứu nạn, kiểm tra PCLB tuyệt đối an toàn. Bên cạnh đó, lập danh sách, thống kê đầy đủ số lượng phương tiện giao thông đường thủy, làm việc với các hợp tác xã vận tải, các doanh nghiệp tư nhân, đội thuyền chở khách du lịch, các chủ đò để triển khai PCLB, viết cam kết đảm bảo ATGT trong mùa mưa bão; tuyệt đối không vận chuyển khách, hàng hóa trên sông và đầm phá khi lụt bão xảy ra. Mùa mưa bão, tất cả các phương tiện bắt buộc phải hạ tải 10% theo quy định. Đối với những vùng xung yếu, thấp trũng như Phú Mậu, Phú Thanh (Phú Vang), Hương Phong (Hương Trà), đơn vị đều có kế hoạch phối hợp với công an sở tại chủ động giúp dân, cứu hộ cứu nạn và tiếp tế lương thực khi xảy ra tình trạng bị cô lập.

Thượng tá Lê Minh Trọng, Phó trưởng Phòng CSĐT Công an tỉnh cho biết: “Thời điểm này, lực lượng CSĐT huy động 100% cán bộ chiến sĩ ứng trực 24/24h trên sông Hương (đoạn do đơn vị đảm nhiệm); đồng thời, phối hợp với công an các địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trật tự ATGT thủy cho các chủ tàu, thuyền và bà con sinh sống trên sông, ven sông, khu vực đầm phá; tăng cường tuần tra, kiểm soát, yêu cầu ký cam kết với tất cả các chủ tàu, thuyền, người dân về việc chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường thủy, kịp thời khắc phục những diễn biến bất thường xảy ra”. Bởi, theo các anh, khác với lưu thông trên đường bộ, dòng chảy dưới sông rất bất thường, có khi gặp đợt sóng ngầm cuộn xiết, rất khó đối phó. Khi bão lũ về, nên trú đậu vào chỗ an toàn là tốt nhất. Phòng vẫn quan trọng hơn chống, là kinh nghiệm của những người từng gắn bó với sông nước.
Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)