Chủ nhật, ngày 02/02/2025

Bắc Ninh: Nâng cao công tác quản lý chất lượng đường bộ

Thứ ba, 28/06/2011 00:00 GMT+7
Bắc Ninh có mạng lưới đường bộ dài hơn 3.800km đường các loại. Trong đó: 4 tuyến Quốc lộ dài 125 km; 13 tuyến Tỉnh lộ dài gần 300 km, đường huyện, đường nội thị dài 277,5 km, đường nội ô có tổng chiều dài là 65,5 km còn lại là đường nông thôn.
Bắc Ninh có mạng lưới đường bộ dài hơn 3.800km đường các loại. Trong đó: 4 tuyến Quốc lộ dài 125 km; 13 tuyến Tỉnh lộ dài gần 300 km, đường huyện, đường nội thị dài 277,5 km, đường nội ô có tổng chiều dài là 65,5 km còn lại là đường nông thôn.

Tuy nhiên, công tác quản lý đường bộ, nhất là đường giao thông nông thôn (GTNT) thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do việc thực hiện chưa đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn, quy định về trách nhiệm quản lý, sự gia tăng nhanh của các phương tiện vận tải lớn….
Vấn đề quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ thuộc phạm vi trách nhiệm của tỉnh quản lý gồm đường tỉnh (ĐT), đường huyện (ĐH), đường giao thông nông thôn và đường đô thị. Bảo trì đường bộ có vai trò quan trọng, đảm bảo tuổi thọ và chất lượng các hạng mục công trình trong quá trình khai thác, đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn.
Đoạn Quản lý đường bộ tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm bảo dưỡng, duy tu các tuyến đường tỉnh, những năm qua đã rất nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, kinh phí phân bổ hàng năm vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu cộng với sự phát triển nhanh của các phương tiện vận tải dẫn đến hiệu quả duy tu, sửa chữa chưa cao.
Trao đổi với chúng tôi, ông Tô Đình Hải, Giám đốc Đoạn Quản lý đường bộ Bắc Ninh khẳng định: Trước đây, kinh phí ít nên phải dùng đến đất, đá... để vá đường. Vì vậy, dẫn đến tình trạng vừa vá xong thì nhiều chỗ mặt đường bị phá, ổ gà lại trở thành ổ voi. Hiện nay với nguồn kinh phí khoảng 15 tỷ đồng/năm dành cho các tuyến đường tỉnh, việc duy tu, bảo dưỡng không còn quá khó khăn song cũng chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Đặc biệt, mỗi khi đến mùa mưa bão, Đoạn luôn chủ động lập kế hoạch chuẩn bị các phương tiện máy móc cần thiết bảo dưỡng, duy tu các tuyến đường trọng yếu, hạn chế thấp nhất sự cố xảy ra. Đối với các tuyến đường huyện và giao thông nông thôn, cùng với ngân sách Nhà nước, các cấp chính quyền cơ sở đã huy động sự đóng góp bằng ngày công của nhân dân, họ có vai trò quan trọng trong việc giám sát, bảo vệ công trình.
Nâng cao hiệu quả quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ góp phần khắc phục, giải quyết hiệu quả những tồn tại hiện nay là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Phát triển, nâng cao chất lượng mạng lưới đường bộ là nhiệm vụ khó khăn cần phải phấn đấu thực hiện, nhưng giữ cho mạng lưới đó không bị hư hỏng, xuống cấp càng khó khăn hơn nhiều lần.
Thực tế cho thấy, đầu tư để bảo trì đường bộ có hiệu quả gấp 3- 4 lần so với đầu tư nâng cấp, cải tạo. Đây là nhiệm vụ thường xuyên liên tục trong suốt quá trình khai thác, sử dụng công trình nhằm bảo đảm giao thông an toàn, thuận tiện, phục vụ có hiệu quả cho đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế- xã hội. Đồng thời, kéo dài tuổi thọ cho các công trình đường bộ, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tránh lãng phí; giảm áp lực xã hội do phải đầu tư phát triển quá nhiều. Hơn nữa, với hệ thống đường bộ dài trên 3.800km, việc thực hiện quản lý và bảo trì đường bộ có ý nghĩa rất quan trọng.
Hiện tại, ngành GT-VT đang xúc tiến việc hình thành Quỹ bảo trì đường bộ, Quỹ sẽ góp phần tích cực trong việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường giao thông trong tỉnh. Cùng với việc UBND tỉnh phân bổ vốn theo đúng kế hoạch hằng năm, các địa phương cần tổ chức riêng một bộ máy phụ trách giao thông chuyên trách, phân công cán bộ theo dõi xuyên suốt những vấn đề liên quan nhằm nâng cao chất lượng đường bộ góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.


VTTH - Theo Báo Bắc Ninh
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)