Thứ hai, ngày 03/02/2025

Hội nghị về giải pháp can thiệp nhằm giảm tỷ lệ đuối nước trẻ em của 15 tỉnh/thành phố

Thứ ba, 20/07/2010 00:00 GMT+7
Hội nghị phát động chiến dịch truyền thông và cam kết phòng chống đuối nước trẻ em tại 15 tỉnh có tỷ lệ đuối nước trẻ em cao nhất đã được tổ chức ở Hà Nội ngày 16 tháng 7 năm 2010 dưới sự chủ trì của Bộ Lao động – thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF).
Hội nghị phát động chiến dịch truyền thông và cam kết phòng chống đuối nước trẻ em tại 15 tỉnh có tỷ lệ đuối nước trẻ em cao nhất đã được tổ chức ở Hà Nội ngày 16 tháng 7 năm 2010 dưới sự chủ trì của Bộ Lao động – thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF).
Tham dự và chủ trì Hội nghị có Ông Đàm Hữu Đắc, Thứ trưởng thường trực Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Uỷ ban chăm sóc Bảo vệ Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Ông Jean Dupraz, Phó trưởng đại diện Quỹ UNICEF. Tham dự còn có đại diện Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam và đại diện của Lãnh đạo 15 Tỉnh Thành phố có tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cao nhất.
 
Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai nạn thương tích dẫn đến tử vong ở trẻ em, chiếm khoảng 50% tỷ lệ tai nạn thương tích. Năm 2008, tính trung bình tại 15 tỉnh/ thành phố số tử vong do đuối nước cao nhất, đã có tới 106 trẻ em từ 0-19 tuổi bị tử vong do đuối nước. Con số này tương đương với tỷ lệ tử vong là 10,4 trường hợp/100.000 trẻ,cao gấp 10 lần tỉ lệ tử vong đuối nước ở các nước phát triển và có nguy cơ tiếp tục gia tăng. Điều này phản ánh thực trạng đáng báo động về vấn đề đuối nước trẻ em ở Việt Nam.
Các tham luận tại Hội nghị đã nêu bật các nguyên nhân dẫn đến đuối nước cho trẻ em. Co rat nhiều nguyên nhân trong đó có việc mất an toàn tại các bến khách ngang sông cũng như thiếu các phương tiện giao thông đường thuỷ bảo đảm an toàn đi lại cho người dân trong đó có trẻ em.
Việt Nam có hơn 3260 km bờ biển chạy qua 28 Tỉnh, Thành phố ven biển với hơn 2360 sông, kênh lớn nhỏ dài khoảng 220.000km.
Bộ GTVT hiện đang quản lý trên cả nước hơn 2.300 bến khách ngang sông, dọc tuyến với hơn 5.000 phương tiện hoạt động. (Việt Nam hiện có 737 tuyến vận tải với tổng số 806.770 phương tiện thủy các loại); hàng năm vận chuyển khoảng hơn 80 triệu lượt hành khách, chiếm khoảng hơn 25% khối lượng vận tải của cả nước. Luật Giao thông đường thủy nội địa được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004. Tuy nhiên, việc thực thi Luật trong thực tế vẫn còn nhiều bất cập như: vẫn còn người điều khiển phương tiện ở một số bến chưa có bằng, chứng chỉ chuyên môn; chất lượng của phương tiện giao thông đường thủy không được đảm bảo, thiếu thiết bị an toàn nhất là phao cứu sinh; chở quá tải theo qui định… đặc biệt hay gặp ở một số phương tiện chở khách ngang sông (đò ngang), việc quản lý, điều hành hoạt động của bến khách ngang sông của chính quyền ở một số địa phương còn chưa được quan tâm đúng mức.
Riêng tỉnh Cà Mau có hơn 6000 km sông kênh, có 31.000 học sinh đi học bằng đò trong điều kiện chỉ có 10.000/100.000 phương tiện thủy được đăng ký, đăng kiểm; hơn 80.000 người điều khiển phương tiện thủy chưa qua đào tạo và có bằng chứng chỉ chuyên môn, việc trang bị dụng cụ an toàn cá nhân cho học sịnh gần như chưa có.
Những yếu tố trên là một trong những nguyên nhân của những vụ tai nạn gây hậu quả rất nghiêm trọng làm mất đi cuộc sống của nhiều trẻ em và cũng có nhiều trẻ em bị mồ côi cha mẹ như vụ đắm đò năm 2008 ở Chôm Lôm - Tỉnh Nghệ An đã làm mất đi sinh mạng của 19 em học sinh .
Nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước trẻ em ở Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã phối hợp cùng với các Bộ, ngành và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm TTATGT đường thủy, mục đích nhằm giảm thiểu tai nạn đuối nước ở trẻ em tại Việt Nam.
Bên cạnh các biện pháp truyền thống như phát động chiến dịch phát ao phao cho người đi đò, Bộ GTVT nhấn mạnh đến việc nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong mọi tầng lớp nhân dân và hình thành nếp sống “Văn hóa giao thông” trong mỗi người dân khi tham gia giao thông.
Vụ An toàn giao thông, với trách nhiệm của mình, hiện đã lên kế hoạch cùng Cục Đường Thuỷ Nội địa với sự trợ giúp của UNICEF sẽ tiến hành rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa. Cùng các cơ quan liên quan sẽ mở lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ về công tác bảo đảm an toàn đối với phương tiện thủy đưa đón học sinh đi học.
Thay mặt đoàn chủ tịch, Thứ trưởng Đàm Hữu Đắc đã phát động chiến dịch phòng chống đuối nước trẻ em năm 2010 tại 15 tỉnh, sau đó nhân rộng ra cả nước. Các đại biểu đã ký cam kết hành động chung tay giảm tỷ lệ đuối nước trẻ em và hưởng ứng chiến dịch phòng chống đuối nước cho trẻ em năm 2010 tại các Bộ ngành cũng như các địa phương liên quan./.
LMC- Vu ATGT
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)