Thứ hai, ngày 03/02/2025

Tuyên truyền về ATGT đã từng bước thay đổi nhận thức của người dân

Thứ ba, 19/10/2010 00:00 GMT+7
Theo con số thống kê chưa đầy đủ của Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt, trong tháng ATGT cả nước đã xảy ra 1.179 vụ tai nạn giao thông cả đường sắt lẫn đường bộ khiến 761 người bị chết và 985 người bị thương. Lực lượng CSGT trên toàn quốc phát hiện kiểm tra và xử lý hơn 486.000 trường hợp vi phạm, phạt hành chính nộp Kho bạc Nhà nước gần 100 tỷ đồng. Chỉ riêng lực lượng tăng cường của Cục CSGT đã kiểm tra và xử lý hàng nghìn trường hợp ôtô chở khách và ôtô tải vi phạm.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ của Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt, trong tháng ATGT cả nước đã xảy ra 1.179 vụ tai nạn giao thông cả đường sắt lẫn đường bộ khiến 761 người bị chết và 985 người bị thương. Lực lượng CSGT trên toàn quốc phát hiện kiểm tra và xử lý hơn 486.000 trường hợp vi phạm, phạt hành chính nộp Kho bạc Nhà nước gần 100 tỷ đồng. Chỉ riêng lực lượng tăng cường của Cục CSGT đã kiểm tra và xử lý hàng nghìn trường hợp ôtô chở khách và ôtô tải vi phạm.
Trong tháng ATGT thì các vụ TNGT nghiêm trọng liên quan đến xe khách giảm so với cùng kỳ năm 2009, tuy nhiên do tháng ATGT năm nay, nhu cầu đi lại của người dân trong những ngày nghỉ Quốc khánh 2/9, nên đã tạo ra áp lực giao thông rất lớn gây khó khăn trong công tác đảm bảo TTATGT. Ngoài ra, tai nạn đường sắt đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng cần được xử lý triệt để hơn nữa. Các lỗi vi phạm chủ yếu vẫn là chạy quá tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường, dừng đỗ không đúng quy định; các vi phạm quy định về tránh vượt, thiết bị an toàn kỹ thuật; về gắn biển số, không đội MBH, chở quá số người quy định, về tải trọng xe, lưu hành xe quá tải trọng, khổ giới hạn cầu đường; không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, không có GPLX hoặc có nhưng không phù hợp...
Trao đổi với báo chí, ông Thân Văn Thanh, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, công tác tuyên truyền trong Tháng ATGT 2010 đã huy động được sức mạnh tổng thể của các cơ quan đoàn thể trung ương và địa phương, đặc biệt đã tập trung vào đối tượng chính là thanh thiếu niên, học sinh. Ví dụ như ngành Giáo dục & Đào tạo đã chỉ đạo các trường tiểu học, mẫu giáo phải triển khai ngay việc yêu cầu học sinh khi ngồi trên môtô, xe gắn máy bắt buộc phải đội MBH và đề nghị phụ huynh ký cam kết với nhà trường thực hiện nghiêm túc; các trường có biện pháp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở để duy trì việc thực hiện trong suốt năm học và hình thành được thói quen trong học sinh; các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT ký cam kết không điều khiển môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định và chưa có GPLX; đề nghị phụ huynh cùng ký cam kết với nhà trường để đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh... Chính những biện pháp này đã góp phần nâng cao nhận thức của học sinh cũng như các bậc phụ huynh trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

Báo KTĐT

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)