Thứ tư, ngày 05/02/2025

Tình hình thực hiện khắc phuc ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Thứ ba, 10/11/2009 00:00 GMT+7

Mặc dù hai thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông song kết quả còn rất hạn chế. Tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra như ở đường Lê Trọng Tấn, Định Công,… tại Hà Nội; đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh như: Ngã ba Cát Lái, cầu Sài Gòn, Quốc lộ 1A, ngã tư Hàng Xanh, trục đường Lê Văn Sỹ…, từ đầu năm đến nay đã xảy ra 61 vụ ùn tắc giao thông lớn.

Mặc dù hai thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông song kết quả còn rất hạn chế. Tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra như ở đường Lê Trọng Tấn, Định Công,… tại Hà Nội; đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh như: Ngã ba Cát Lái, cầu Sài Gòn, Quốc lộ 1A, ngã tư Hàng Xanh, trục đường Lê Văn Sỹ…, từ đầu năm đến nay đã xảy ra 61 vụ ùn tắc giao thông lớn. 
Tại thành phố Hà Nội:
- Tổ chức phân luồng giao thông theo hướng giảm bớt ngã tư sử dụng đèn tín hiệu, thay bằng hình thức dải phân cách cứng và người tham gia giao thông tự điều chỉnh kh đi qua nút. Bước đầu cho thấy có hiệu quả trong việ giảm bớt ùn tắc giao thông. Tuy nhiên về lâu dài cần nghiên cứu để thực áp dụng cho phù hợp với từng nút giao thông.
- Đưa một số công trình vào sử dụng: Nút Kim Liên, cầu Vĩnh Tuy. Đã góp phần đáng kể trong việc phân luồng và giảm tải lưu lượng phương tiện, hạn chế ùn tắc giao thông.
- Tăng cường lực lượng Thanh tra giao thông để tham gia điều hành tổ chức phân luồng giao thông.
- Điều chỉnh lộ trình một số tuyến xe buýt trong nội thành theo hướng không đi qua các nút thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông để hạn chế tác động gây ùn tắc. Đưa 100 xe buýt tiêu chuẩn vào hoạt động trên các tuyến chính như Giáp Bát – Gia Lâm,…
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật trật tự an toàn giao thông.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Tổ chức hội thảo để đưa ra các biện pháp khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố.
 - Tăng cường lực lượng Thanh tra giao thông, các lực lượng bảo đảm trật tự của phường, tổ dân phố để tham gia điều hành tổ chức phân luồng giao thông.
- Điều chỉnh một số tuyến xe buýt hoạt động thiếu hiệu quả.
- Đưa một số công trình vào sử dụng: cầu Phú Mỹ,…
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật trật tự an toàn giao thông.
Mặc dù hai thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông song kết quả còn rất hạn chế. Tình trạng ùn tắc thường xuyên xảy ra như ở đường Lê Trọng Tấn, Định Công,… tại Hà Nội; đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh như: Ngã ba Cát Lái, cầu Sài Gòn, Quốc lộ 1A, ngã tư Hàng Xanh, trục đường Lê Văn Sỹ…, từ đầu năm đến nay đã xảy ra 61 vụ ùn tắc giao thông lớn.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do:
- Số lượng phương tiện cá nhân tăng quá nhanh, số người tham gia giao thông tăng nhanh trong khi diện tích mặt đường không những tăng không đáng kể mà nhiều đường còn bị thu hẹp do các công trình đang thi công.
- Ý thức chấp hành điều khiển phương tiện đi đúng làn đường, phần đường quy định của nhiều người dân còn quá kém, dẫn đến thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông tại các nút giao thông.
- Công tác tổ chức, điều hành thi công đào đường có rào chắn còn nhiều bất cập, chưa đề ra giải pháp thực hiện hợp lý nhằm rút ngắn nhất thời gian thi công.
- Công tác quản lý lòng đường, hè phố có chiều hướng buông lỏng.
Việc xử lý các vi phạm trật tự giao thông đô thị chưa được thực hiện thường xuyên, quyết liệt.
Đề xuất giải pháp
1. Về tổng thể, hai thành phố cần thực hiện nghiêm Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 28 tháng 7 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp bàn các giải pháp khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó tập trung:
- Quy hoạch phát triển giao thông tĩnh như các bến xe, trạm đỗ xe, đồng thời cho lập dự án đầu tư các công trình này để khi bố trí được nguồn vốn có thể thực hiện ngay;
- Tăng lượng xe công cộng và đẩy nhanh thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố để sớm đưa vào hoạt động, trong đó ưu tiên các dự án ở trung tâm thành phố; cần chủ động xây dựng dự án để bố trí vốn, kể cả phần hỗ trợ của Trung ương;
- Phối hợp với các Bộ liên quan thực hiện chủ trương di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường đại học ra khỏi nội thành, không phát triển mở rộng thêm những cơ sở này trong khu vực nội đô để giảm tải khối lượng lưu thông lớn trong thành phố;
- Phân tuyến, phân luồng lưu thông cho các loại phương tiện tham gia giao thông một cách hợp lý, hài hoà, giảm thiểu tối đa ùn tắc cục bộ, nhất là tại trung tâm thành phố;
- Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các biện pháp kinh tế điều tiết lưu lượng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô.
2. Khẩn trương hoàn thành các bến xe khách đưa vào sử dụng để hạn chế phương tiện đi vào trung tâm thành phố.
3. Tập trung chỉ đạo lực lượng Thanh tra phối hợp với các lực lượng liên quan thực hiện và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về sử dụng lòng đường, hè phố đã được thành phố ban hành.
4. Chỉ đạo đơn vị thi công hoàn thành dứt điểm công trình trong mỗi tuyến phố, hạn chế chiếm dụng lòng đường phục vụ thi công trên nhiều tuyến phố cùng một thời điểm.
5. Tăng cường xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải tại khu vực bến xe khách, hoạt động taxi, xe buýt trong thành phố.
6. Duy trì và đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện pháp luật trật tự an toàn giao thông đến người dân.
7. Tổ chức giao thông thêm nhiều tuyến đường đi một chiều. 
8. Một giải pháp tuy mang tính trước mắt nhưng có tác dụng lâu dài về ý thức tham gia giao thông của người dân cũng đồng thời là biện pháp khắc phục ách tắc giao thông, đó là cần thực hiện cuộc tuyên truyền, vận động người dân đi đúng phần đường, làn đường quy định như đã và đang thực hiện đối với việc đội mũ bảo hiểm. Để thực hiện nội dung này, đề nghị:
- Sở Giao thông vận tải tổ chức sơn vạch phân làn đường.
- Thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng chức năng thực hiện hướng dẫn và xử lý nghiêm các vi phạm.
- Huy động lực lượng của các tổ dân phố, các phường cùng tham hướng dẫn để người dân đi đúng phần đường quy định.
- Thực hiện đợt tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về nội dung này.
TH
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)