Thứ ba, ngày 25/02/2025

Quy hoạch tổng thể ATGT đường bộ đến năm 2020 sẽ có những bước tiến dài...

Thứ sáu, 26/10/2007 00:00 GMT+7
Ngày 22/10/2007, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Uỷ ban ATGT Quốc gia đã có báo cáo đầu kỳ về Dự án Quy hoạch tổng thể ATGT đường bộ tại Việt Nam. Đây là dự án được xem là nghiên cứu quy mô và toàn diện nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực ATGT với hàng loạt các vấn đề "nóng" được đặt ra. Khi dự án hoàn thành và được đầu tư đúng mức để áp dụng vào thực tiễn, chắc chắn công tác bảo đảm ATGT của Việt Nam sẽ có những bước tiến dài, quy củ và hiệu quả hơn...
Ngày 22/10/2007, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Uỷ ban ATGT Quốc gia đã có báo cáo đầu kỳ về Dự án Quy hoạch tổng thể ATGT đường bộ tại Việt Nam. Đây là dự án được xem là nghiên cứu quy mô và toàn diện nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực ATGT với hàng loạt các vấn đề "nóng" được đặt ra. Khi dự án hoàn thành và được đầu tư đúng mức để áp dụng vào thực tiễn, chắc chắn công tác bảo đảm ATGT của Việt Nam sẽ có những bước tiến dài, quy củ và hiệu quả hơn...
Niềm tin lớn
Tháng 3/2007 Uỷ ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cùng ký kết biên bản ghi nhớ cho việc nghiên cứu Quy hoạch tổng thể ATGT đường bộ của Việt Nam đến năm 2020. Đây được xem là một động thái hết sức tích cực và là một bước tiến lớn về nhận thức, thể hiện một nỗ lực và quyết tâm rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc kiềm chế TNGT bởi từ trước đến nay các cơ quan chức năng của Việt Nam hầu như chưa hề nghĩ tới việc xây dựng những chiến lược dài hơi và toàn diện trong lĩnh vực đảm bảo ATGT.
Và đến thời điểm hiện nay, khi các bên liên quan đã trình được báo cáo đầu kỳ một cách hết sức chi tiết, khoa học thì việc những người làm công tác đảm bảo ATGT đặt niềm tin vào dự án là rất thực tế. Theo đánh giá của các chuyên gia của JICA, muốn giảm vững chắc TNGT thì trước hết cần phải đặt ra những chiến lược dài hơi với những mục tiêu cụ thể để áp dụng các biện pháp hợp lý mới có thể đem lại hiệu quả. JICA cũng đánh giá, trong thời gian vừa qua, các biện pháp đảm bảo ATGT ở Việt Nam tuy đã giảm được số lượng người chết và bị thương do TNGT, nhưng mức giảm này không vững chắc. Do tốc độ phương tiện cơ giới đường bộ gia tăng nhanh chóng đã làm cả số vụ và số người chết do TNGT trong năm 2006 và những tháng đầu năm của năm 2007 gia tăng với tốc độ rất cao.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, trong những năm vừa qua, mặc dù Việt Nam đạt được những bước phát triển rất nhanh chóng về kinh tế, nhưng tình hình trật tự ATGT vẫn hết sức phức tạp, TNGT khó kiểm soát làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư nên hiện nay Chính phủ và người dân Việt Nam đặc biệt quan tâm và tìm mọi biện pháp kéo giảm TNGT. Trong bối cảnh đó, Dự án quy hoạch tổng thể ATGT đường bộ do JICA hỗ trợ có ý nghĩa hết sức thiết thực.
Trả lời phỏng vấn Báo GTVT, ông Kobayashi Kenichi, Phó trưởng Đại diện JICA từng cho biết, thời điểm những năm 1970, Nhật Bản cũng phải đối mặt với tình hình TNGT hết sức trầm trọng, người ta đã phải dùng từ “cuộc chiến tranh giao thông” để diễn tả về tình trạng này. Thời điểm đó, Chính phủ Nhật Bản đã phải ban hành rất nhiều điều luật về ATGT nhưng không đem lại hiệu quả.
Sau đó Chính phủ Nhật Bản đã phải tập hợp toàn bộ các điều luật đó thành một bộ Luật ATGT một cách hoàn chỉnh và triển khai tổng thể trên cả nước. Kinh nghiệm lớn nhất của Nhật Bản trong vấn đề này là không triển khai riêng biệt ở bất kỳ bộ, ngành hay địa phương nào cả mà tất cả những đơn vị này phải phối hợp và vào cuộc một cách đồng bộ. Ông Kenichi cũng cho biết, với việc xây dựng chiến lược đảm bảo ATGT một cách toàn diện và dài hơi, mong rằng trong thời gian tới Việt Nam cũng đạt được điều tương tự như Nhật Bản và có thể kiểm soát TNGT một cách vững chắc.
Quy mô và toàn diện
Theo ông Takagi Michimasa, trưởng nhóm nghiên cứu của JICA, dự án có 2 mục tiêu chính là xây dựng quy hoạch tổng thể ATGT đường bộ tới năm 2020 và xây dựng chương trình hành động ATGT đường bộ giai đoạn 2008- 2012. Phạm vi nghiên cứu bao gồm tất cả các vùng địa lý của Việt Nam, tập trung chính vào lĩnh vực đường bộ bởi đây là lĩnh vực chiếm tới 97% TNGT.
Ngoài ra, dự án cũng nghiên cứu về một số lĩnh vực khác như đường ngang giao cắt với đường sắt. Toàn bộ nghiên cứu của dự án sẽ được triển khai trong vòng 13 tháng với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ATGT của Nhật Bản và Việt Nam.
Dự kiến từ nay đến tháng 12/2007, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích tổng thể hiện trạng ATGT ở Việt Nam đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo thu thập ý kiến của các chuyên gia và người dân. Đến tháng 1/2008, JICA sẽ tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể ATGT ở Việt Nam và dự kiến công việc này sẽ hoàn tất vào tháng 3/2008. Đến cuối tháng 8/2008, toàn bộ các lĩnh vực khác của dự án đều có thể hoàn thành và bàn giao cho Chính phủ Việt Nam.
Hướng nghiên cứu chủ yếu mà các chuyên gia áp dụng sẽ là xúc tiến các biện pháp ATGt theo dạng 4E là Hạ tầng kỹ thuật, Cưỡng chế, Giáo dục và Cấp cứu y tế.
Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tới các lĩnh vực như: Việc phát triển và áp dụng các hệ thống phương pháp giáo dục để nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông; Đề cao các biện pháp ATGT phù hợp và hiệu quả dựa trên phân tích khoa học; Đảm bảo nguồn nhân lực và tài chính cho ATGT; Cải thiện thể chế nhằm đảm bảo các biện pháp ATGT bền vững; Quy hoạch tổng thể và các chương trình 5 năm; Định hướng nghiên cứu theo từng ngành, từng lĩnh vực. Ngoài ra một loạt các vấn đề khác đang được dư luận quan tâm cũng được các chuyên gia nghiên cứu và xây dựng quy hoạch như: Tổ chức lại Uỷ ban ATGT Quốc gia, thành lập trung tâm nghiên cứu ATGT; thể chế hóa cải cách, sửa đổi, bổ sung Luật GTĐB,...
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)