Chủ nhật, ngày 09/02/2025

Ba đề nghị

Thứ sáu, 03/04/2009 00:00 GMT+7
Trận mưa lịch sử trong các ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11-2008 là một minh chứng. Với TP Hồ Chí Minh, nước ngập là do triều cường. Trước đây, chỉ ở trên diện hẹp nhưng mấy năm nay lại xuất hiện thêm trên nhiều tuyến phố và khu vực dân cư. Nhiều đợt, cùng một lúc nước lũ đổ về, triều cường dâng lên, giống như Hà Nội "phố cũng như sông" giao thông ách tắc.
 Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, trong xây dựng và quản lý đô thị, có hai vấn đề bức xúc kéo dài, đó là úng ngập và ùn tắc giao thông. Mùa mưa thì sống chung với nước ngập, đường phố cũng như sông. Nước ngập vào nhà, sóng đập cong vênh cửa cuốn, cổng nhôm. Ô-tô, xe máy thì đứng im trong bãi. Còn người đi bộ và đi xe đạp thì "nối đuôi nhau" chầm chậm lần bước trên vỉa hè với mực nước lên tới đầu gối, thậm chí còn cao hơn.

 
Trận mưa lịch sử trong các ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11-2008 là một minh chứng. Với TP Hồ Chí Minh, nước ngập là do triều cường. Trước đây, chỉ ở trên diện hẹp nhưng mấy năm nay lại xuất hiện thêm trên nhiều tuyến phố và khu vực dân cư. Nhiều đợt, cùng một lúc nước lũ đổ về, triều cường dâng lên, giống như Hà Nội "phố cũng như sông" giao thông ách tắc.

 
Ðó là mùa mưa. Còn vào các mùa hanh khô, nắng nóng thì vấn đề ùn tắc giao thông lại xảy ra liên tục trên các ngã ba, ngã tư, tuyến phố dài, ngắn, rộng, hẹp khác nhau. Nhiều người nhận xét, trước đây Thủ đô Hà Nội cũng như ở TP Hồ Chí Minh, ách tắc và tai nạn giao thông chỉ xảy ra vào giờ cao điểm. Còn dăm, bảy năm trở lại đây thì chỉ trừ mấy ngày nghỉ Tết âm lịch và từ 10 giờ đêm đến năm giờ sáng của ngày thường. Nhà nước đã có nhiều văn bản, chính quyền các cấp và các lực lượng các ngành chức năng đã tăng thêm lực lượng, phối hợp thực hiện nhằm giải tỏa ùn tắc giao thông. Hệ thống đèn tín hiệu giao thông được lắp đặt nhiều hơn. Ở nhiều ngã ba, ngã năm cũ đã xóa hết "bùng binh" mở thêm mặt bằng, theo đó là mở các đường rẽ theo Luật Giao thông đường bộ... nhưng tình trạng ách tắc giao thông không chỉ không giảm mà ngược lại ngày một nặng nề, trầm trọng hơn. Thời gian đi đường từ nhà đến cơ quan, công sở làm việc của cán bộ, công nhân viên thường gấp hai, gấp ba lần so với các năm trước... Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cơ sở hạ tầng chỉ tăng theo cấp số cộng, mà phương tiện tham gia giao thông (cả xe gắn máy và xe ô-tô) thì tăng theo cấp số nhân. Trong tổng số hơn hai triệu chiếc ô-tô, xe máy trên địa bàn Hà Nội (cũ) có tới gần 1/3 là xe đăng ký ở các tỉnh từ bắc chí nam tham gia giao thông.

 
Khắc phục tình trạng này trên địa bàn hai thành phố lớn là chuyện không thể một sớm một chiều, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ làm được. Trên cơ sở thực tiễn của nước ta và kinh nghiệm của nước láng giềng Trung Quốc đã làm thành công, chúng tôi xin bàn góp thêm một vài giải pháp.

 
Một là, tiếp tục cải tạo, nâng cấp sắp xếp lại hệ thống chợ. Theo đó, phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng, loại hình giao thông công cộng (nhất là hệ thống ô-tô buýt, cầu vượt, xe điện ngầm), với sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có sự quản lý của Nhà nước để cạnh tranh lành mạnh. Trong một vài năm đầu, giá cước có thể rẻ, Nhà nước sẽ cấp bù lỗ cho doanh nghiệp một phần để thu hút, tạo nếp quen đi xe công cộng cho hành khách. Cần có các đợt huy động các nguồn vốn trong xã hội hoặc khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư để xây dựng các trung tâm trông giữ xe máy qua đêm, tuyệt đối không được lấy vỉa hè, dọc mép đường hay suốt cả một tuyến phố nào đó như hiện nay làm nơi để xe ô-tô, xe máy, vừa hết lối đi lại của dân vừa mất mỹ quan thành phố mà hầu như ngân sách không thu được gì.

 
Hai là, xem xét thực hiện đề án "mỗi gia đình - dù là một hay nhiều nhân khẩu - cũng chỉ nên đăng ký một xe gắn máy để sử dụng". Theo đó, xe gắn máy chỉ được chạy trên các phố từ vành đai ba trở ra. Còn xe đạp thì chỉ được đi trên một số ít tuyến phố nhỏ trong nội thành? Cơ chế này đã được Trung Quốc thực thi rất hiệu quả, ổn định cách đây hơn 15 năm cho đến nay, tạo thành kỷ cương và nếp quen tự giác thi hành của mọi người dân. Nước ta cũng nên sớm xem xét áp dụng và phải thông tin công khai rộng rãi trước từ mười đến 15 năm để từng người dân tính toán, chủ động sử dụng, bán xe hay cho ai đó ở quê vào thời điểm nào là hợp lý nhất. Ðây là giải pháp lớn có tầm nhìn tới năm 2020 khi nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, trên các đường phố không thấy xe máy mà chỉ thấy ô-tô nhộn nhịp ngược xuôi, sầm uất.

 
Ba là, từ 1-7-2008 đến nay, Hà Nội thực hiện chủ trương cấm buôn bán hàng rong, để xe đạp, xe máy, ô-tô con trên vỉa hè của 62 tuyến phố (trong đó có một số phố cấm buôn bán nhưng được dựng xe gắn máy theo quy định của công an, quản lý thị trường). Thực tế là có tiến bộ, nhưng chưa được như ý muốn, bởi còn nhiều xe gắn máy "lách luật" dựng ngổn ngang trên vỉa hè và ở mép lòng đường. Rồi ngõ, ngách trở thành nơi họp chợ, đậu ô-tô, xe máy ngổn ngang lại đang phổ biến. Bởi vậy, theo chúng tôi, các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở, nên chủ động cùng các lực lượng chức năng thực hiện nghiêm hơn nữa chủ trương đúng đắn nêu trên.
nhandan.com.vn
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)