Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua địa bàn tỉnh Quảng Trị dài 75km, từ Km 580+500 thuộc địa phận xã Vĩnh Chấp (Vĩnh Linh) đến Km 655 thuộc địa phận xã Hải Chánh (Hải Lăng), gồm 7 ga và 1 trạm, có 68 đường ngang hợp pháp và 29 đường ngang dân sinh tự mở.
![](/YkienATGT/uploads/Image/qtri.jpg) |
Một đoạn đường ngang qua Quảng Trị
|
Năm 2008 trên tuyến đã xảy ra 23 vụ ném đá lên tàu, làm vỡ 25 tấm kính cửa sổ toa xe, trong đó địa bàn xảy ra nhiều nhất là Vĩnh Linh. Năm 2008, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 7 vụ TNGT đường sắt, làm chết 4 người, bị thương 4 người và làm hư hỏng một số thiết bị phụ kiện đường sắt. Nguyên nhân chủ yếu do người điều khiển phương tiện qua đường sắt chủ quan và thiếu chú ý quan sát. Điển hình như vụ tai nạn xảy ra ngày 25/6/2008, tại Km 737+620 thuộc địa phận xã Hải Phú (Hải Lăng), làm 1 người chết, 4 người bị thương nặng.
Tình trạng đường ngang dân sinh tự mở là vấn đề gây nhiều bức xúc đối với các ban ngành chức năng, đang có xu hướng gia tăng.
Tại các đường ngang hợp pháp trên tuyến đường sắt đều có đặt biển báo, tấm lát bê tông phẳng lòng đường sắt để phương tiện chạy qua dễ dàng. Tuy nhiên, địa bàn nơi có đường sắt và đường bộ giao nhau quá phức tạp khiến người dân khó nhận biết trong quá trình tham gia giao thông. Cụ thể, tại đường ngang Km 624+015 thuộc địa phận thị trấn Hải Lăng (huyện Hải Lăng), người điều khiển phương tiện khi qua đây thường chỉ quan tâm tới phương tiện giao thông trên QL1, ít chú ý tới tàu hoả. Ở đoạn này đường sắt chạy song song với QL1 nên rất ồn, khó phân biệt tiếng còi tàu với tiếng còi của các loại phương tiện khác.
banduong.vn
Trung tá Võ Duy Diến - Đội trưởng Đội TTKS Đường thuỷ - Đường sắt, Phòng CSGT Công an tỉnh) cho biết: “Tại đường ngang Km 624+015, mặt đường ray thấp hơn so với đường bộ nên tạo độ dốc, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Nhiều phương tiện khi ngang qua đây do độ dốc đã bị chết máy ngay trên đường ray”.
Ông Trần Hùng Sơn – nhân viên gác chắn Km 624+015 cho biết thêm: “Hai bên đường sắt có trường học và khu dân cư nên lưu lượng người và phương tiện qua lại đường sắt nhiều. Thời gian tan trường của các trường học lại trùng với giờ tàu chạy nên việc tắc nghẽn giao thông tại đây vẫn thường diễn ra. Chúng tôi cũng đã cố gắng trong công tác phòng vệ để khắc phục và chủ động xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra, đảm bảo các chuyến tàu vận chuyển an toàn”.
Để quản lý, bảo vệ hành lang đường sắt hiệu quả, không thể thiếu vai trò của chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân. Vì thế, Luật Đường sắt đã quy định: “UBND các cấp nơi có đường sắt đi qua có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục nhân dân bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt; Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt và ATGT vận tải đường sắt trên địa bàn”.