Thứ sáu, ngày 14/02/2025

Giải toả HLAT đường bộ: Cơ hội để chính quyền địa phương sửa sai

Thứ tư, 11/06/2008 00:00 GMT+7
Thực hiện Quyết định 1856/ QĐ -TTg , công tác giải tỏa hành lang ATGT đường bộ đã bước vào giai đoạn 2, đây là giai đoạn đuợc coi là “nóng” với những những biện pháp quyết liệt cưỡng chế giải toả những vi phạm trên các tuyến quốc lộ. Đây cũng được coi là cơ hội để chính quyền địa phương “đoái công, chuộc tội” đối với những trường hợp chính quyền địa phương cấp đất trong HLATĐB...

Thực hiện Quyết định 1856/ QĐ -TTg , công tác giải tỏa hành lang ATGT đường bộ đã bước vào giai đoạn 2, đây là giai đoạn đuợc coi là “nóng” với những những biện pháp quyết liệt cưỡng chế giải toả những vi phạm trên các tuyến quốc lộ. Đây cũng được coi là cơ hội để chính quyền địa phương “đoái công, chuộc tội” đối với những trường hợp chính quyền địa phương cấp đất trong HLATĐB...

Theo thống kê cho thấy, chỉ tính riêng đoạn thí điểm Vinh - Huế đã có rất nhiều trường hợp chính quyền địa phương cấp đất trong HLATĐB, phổ biến là dưới hình thức Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính đến mép chân đường. Chỉ riêng 117km QL1A qua địa phận Hà Tĩnh từ km 478-km595 đã có 4.285 trường hợp cấp đất trong HLATĐB với tổng diện tích đất đã cung cấp trong khu HLATĐB là 653.964m2.

Qua thực tế cho thấy vướng mắc về đất của các hộ dân trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng; trước hết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới chỉ phản ánh diện tích đất vườn và diện tích đất ở, không nói rõ ranh giới đất ở là kể từ phía ngoài HLATĐB trở ra phía sau. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều hộ dân xây dựng công trình nhà cửa, lều quán trong hành lang không lưu của đường bộ (khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tính đến tận mép chân đường quốc lộ).

Để giải quyết vướng mắc này đề nghị Cục ĐBVN đã thống nhất chỉ đạo là đối với các trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sau Nghị định 203/HĐBT ngày 21/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng hoặc sau nghị định 172/1999/NĐ-CP ngày 07/12/1999 của Chính phủ hoặc sau Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 thuộc phạm vi giới hạn HLATĐB của các Nghị định này thì đất ở được xây dựng là từ phía ngoài HLATĐB trở ra phía sau, còn từ ranh giới HLATĐB trở ra phía đường quốc lộ là đất vườn được tạm thời sử dụng trồng cây lương thực hoa màu. Việc chỉ đạo này phù hợp với Quyết định 06/CT ngày 3/1/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thực hiện Nghị định 203/HĐBT về Điều lệ bảo vệ đường bộ đối với hệ thống đường quốc lộ là: “… trên các quốc lộ đặc biệt là đối với QL1A , kể từ ngày ban hành Điều lệ bảo vệ đường bộ, tất cả các công sở, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhà ở, lều quán của tư nhân… đã làm trong lưu không do các cấp chính quyền phường, xã, quận, huyện hoặc tỉnh, thành phố cấp đất hoặc tự ý xây dựng là vi phạm luật lệ các cơ quan và tư nhân phải di chuyển các công trình nói trên ra khỏi hành lang lưu không (từ chân mái đường đắp hoặc đỉnh mái đường đào ra mỗi bên 20m). Nhà nước miễn phạt và không đền bù”.

Qua báo cáo của Khu QLĐB IV được giao quản lý tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn 6 tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế, thế nhưng hiện nay trong 5/6 tỉnh đã thành lập Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh thực hiện Quyết định 1856/QĐ-TTg thì mới chỉ có 2 tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Trị là có Phó Chủ tịch UBND tỉnh là Tổ trưởng cấp tỉnh , còn 3 tỉnh khác do Giám đốc Sở GTVT làm Tổ trưởng , vì do trong Quyết định 1856/QĐ-TTg không đề cập cụ thể đến thành phần UBND tỉnh trong Tổ công tác liên ngành 1856 cấp tỉnh mặc dù nội dung này khu QLĐB IV đã đề nghị UBND các tỉnh cử 1 đồng chí lãnh đạo tỉnh làm Tổ trưởng Tổ công tác 1856 của tỉnh để thuận lợi trong công tác chỉ đạo các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện hữu quan trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

Đ.T

Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)