Thứ ba, ngày 25/02/2025

Đừng để sau “cao điểm” sẽ là “thấp điểm”

Thứ hai, 12/11/2007 00:00 GMT+7
Cục CSGT Đường thủy vừa tổng kết kế hoạch 484/C25 mở đợt cao điểm tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, đảm bảo TTATGT và đấu tranh chống tội phạm trên các tuyến đường thủy nội địa khu vực Đông Bắc gồm các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Bắc Ninh từ 1/8 đến 15/10/2007. Qua đó, tình hình trật tự ATGT đường thuỷ đã có chuyển biến rõ rệt, TNGT giảm so với những tháng liền kề.
Cục CSGT Đường thủy vừa tổng kết kế hoạch 484/C25 mở đợt cao điểm tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, đảm bảo TTATGT và đấu tranh chống tội phạm trên các tuyến đường thủy nội địa khu vực Đông Bắc gồm các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Bắc Ninh từ 1/8 đến 15/10/2007. Qua đó, tình hình trật tự ATGT đường thuỷ đã có chuyển biến rõ rệt, TNGT giảm so với những tháng liền kề.
Tuy vậy, sau những đợt “cao điểm” tình hình trật tự ATGT trên các tuyến sông lại trở về với con số không, vi phạm tiếp tục tái diễn, mọi cố gắng sẽ như “muối bỏ bể” nếu các cơ quan chức năng không có sự “chung tay” trong công tác phối hợp.
Mạnh tay với vi phạm
Đợt cao điểm vừa qua, Cục CSGT đường thủy và các địa phương đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, sử dụng đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đường thủy nội địa với nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tế, mang lại hiệu quả thiết thực, làm chuyển biến rõ nét trong nhận thức của các đối tượng tham gia giao thông đường thủy.
Công tác tuần tra kiểm soát được duy trì thường xuyên 24/24h; các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm tình hình đã được các địa phương quan tâm hơn; Công tác phối hợp với các lực lượng, các ngành đã có chuyển biến tích cực và thường xuyên hơn, vai trò quản lý Nhà nước trên lĩnh vực GTĐT của các cơ quan chức năng được nâng lên một bước.
Do đó tình hình TTATGT, TTXH trên đường thủy được đảm bảo, tình trạng mất TTATGT đường thủy tại một số tụ điểm phức tạp cơ bản đã được giải quyết kịp thời, TNGT đã được kiềm chế (chỉ xảy ra 2 vụ, giảm 4 vụ so với cùng thời gian liền kề), tình trạng ùn tắc trên các tuyến giao thông không còn nhức nhối như trước. So với cùng thời gian trước khi thực hiện đợt cao điểm, hiệu quả công tác của lực lượng CSGT đường thủy được nâng lên rõ rệt.
Kết quả TTKS và xử lý vi phạm TTATGT đường thủy tăng 75,3% so với cùng thời gian liền kề và tăng 309% so với cùng kỳ năm 2006, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong đợt cao điểm, lực lượng CSGT đường thủy đã kiểm tra, lập biên bản xử lý 3173 trường hợp vi phạm; phạt tiền 3147 trường hợp, với số tiền phạt hơn 956 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng, CCCM 33 trường hợp.
Vẫn còn nhiều bất cập
Theo đánh giá của Cục CSGT đường thủy, mặc dù kết quả công tác tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm tăng cao, nhưng chưa phản ánh đúng thực tế tình hình vi phạm đang diễn ra trên đường thủy. Tuy các lực lượng chức năng đã thực hiện quyết liệt các biện pháp, đặc biệt là hoạt động tuần tra kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm TTATGT đường thủy, tai nạn giao thông đã giảm về số vụ (xảy ra 2 vụ, giảm 4 vụ) nhưng số người chết vẫn tăng so với cùng thời gian liền kề (tăng 2 người).
Ngoài ra, phải kể đến trách nhiệm quản lý Nhà nước về TTATGT đường thủy của các ngành chức năng chưa cao, do đó tình trạng phương tiện thủy không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện không bằng cấp, CCCM và không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hoạt động trên đường thủy vẫn phổ biến. Trong khi đó, việc kiểm tra, xử lý đối với các vi phạm này, nhất là đối với phương tiện thủy thô sơ, phương tiện nhỏ ; các loại phương tiện khai thác và vận chuyển cát, sỏi rất khó khăn do không có điều kiện tạm giữ phương tiện và đối tượng vi phạm chủ yếu là những người dân nghèo.
Bên cạnh đó công tác phối hợp giải quyết vấn đề “nóng” ở các khu vực giáp ranh, trao đổi thông tin, giữa các đơn vị CSGT đường thủy và sự phối hợp của các cơ quan có chức năng quản lý TTATGT đường thủy có nơi chưa tốt, thiếu kiên quyết trong chỉ đạo và thực hiện, dẫn đến hiệu quả chưa cao, nhất là trong các vấn đề phức tạp như: khai thác cát, sỏi trái phép; cảng, bến thủy nội địa không phép vi phạm an toàn luồng tuyến chạy tàu thuyền...; ảnh hưởng lớn đến hoạt động của phương tiện và là một trong những nguy cơ gây mất TTATGT đường thủy.
Do vậy trong thời gian tới, các lực lượng chức năng phải tiếp tục có những biện pháp phù hợp và có sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa CSGT đường thủy với công an cấp huyện, các đơn vị của ngành chức năng và chính quyền địa phương mới có hiệu quả bền vững, thiết thực.
Đ.T
Tìm theo ngày :

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)