Bên cạnh sự tăng trưởng phương tiện giao thông đó thì ngược lại cơ sở hạ tầng lại không kịp thời nâng cấp, sửa chữa. các tuyến đường giao thông từ trước thiếu quy hoạch đã trở nên không phù hợp như nhỏ bé, vỉa hè lề đường bị thu hẹp, nhiều biển báo hiệu giao thông đặt vị trí không phù hợp.
1- Hạ tầng cơ sở lạc hậu : Sự tăng lên nhanh chóng về số lượng phương tiện giao thông đa dạng, phong phú tham gia lưu hành trên địa bàn thành phố Lạng Sơn là một con số báo hiệu kinh tế xã hội phát triển tốc độ đáng mừng. Lượng xe ôtô, xe máy của cá nhân và tổ chức đăng ký mới trung bình hàng tháng là 500 hồ sơ.
Bên cạnh sự tăng trưởng phương tiện giao thông đó thì ngược lại cơ sở hạ tầng lại không kịp thời nâng cấp, sửa chữa. các tuyến đường giao thông từ trước thiếu quy hoạch đã trở nên không phù hợp như nhỏ bé, vỉa hè lề đường bị thu hẹp, nhiều biển báo hiệu giao thông đặt vị trí không phù hợp.
Trong thời gian gần đây, UBND Tỉnh cũng đã tập trung đầu tư cải thiện và mở mới một số tuyến đường phố trong trung tâm, tuy vậy sự đầu tư còn mang tính cục bộ mà chưa có hệ thống đồng bộ của việc mở mới, nâng cấp, sửa chữa. đường Trần phú, và nhiều con đường khác đã xuống cấp nghiêm trọng từ lâu nay.
Vậy chúng ta phải làm gì để khắc phục những yếu kém lạc hậu của hạ tầng cơ sở giao thông thành phố Lạng Sơn. Tôi đề nghị rằng ngoài giải quyết sạch những vấn đề yếu, lệch nêu trên chúng ta đòi hỏi phải thực sự có sự ra tay đồng loạt của UBND tỉnh, của Ban quản lý đô thị, Giao thông công chính cùng xây dựng những mô hình giao thông đô thị hiện đại, phù hợp với sự phát triển của thành phố Lạng Sơn trong thế kỷ 21 này. Bên cạnh đó kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức quốc tế; đặc biệt hãy học hỏi tiếp thu những tiến bộ phát triển hạ tầng giao thông của các nước bạn trong khu vực.
2- Phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường : Ô nhiễm Khói thải từ phương tiện giao thông ở mật độ độ cao là một nguyên nhân chủ yếu khi tham gia vận hành trên khu vực thành phố Lạng Sơn. Ngoài những xe của chính chủ trong thành phố, còn có rất nhiều xe từ các tỉnh khác vào thành phố, xe của khách du lịch lên thăm quan mua sắm hàng hoá. Sự ô nhiễm khác đó là ô nhiễm bụi, trong sự phát triển ồ ạt của cơ sở hạ tầng, các xe chở vật liệu xây dựng làm rơi vãi cũng gây ra khối lượng lớn làm cho các con đường của thành phố chúng ta chẳng bao giờ sạch đẹp.
Từ nguyên nhân này, tôi thiết nghĩ thành phố Lạng Sơn nên quy hoạch trước có tính toán thực tiễn về sự phát triển của mật độ phương tiện giao thông. Có hạn chế đăng ký phương tiện theo từng thời điểm đề giảm tải, có quy hoạch đường giao thông sạch dành riêng cho khu vực thành phố. Đặc biệt quản lý chặt nhưng linh hoạt trong việc cấp phép xây dựng những công trình lớn, thêm vào đó là quy định chặt chẽ trong việc bảo quản vật liệu xây dựng tránh rơi vãi khi vận chuyển trong thành phố.
3- Phương tiện giao thông gây ùn tắc giao thông : Hiện tại mật độ giao thông thành phố Lạng Sơn chưa thể so sánh với các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên điều này không thể sẽ không xảy ra trong tương lai. Trên cơ sở hạ tầng giao thông phát triển không theo kịp, thành phố Lạng Sơn có số đường xá còn ít. Hiện tượng ùn tắc giao thông chắc chắn sẽ xảy ra tại các trung tâm thương mại, các khu vực kinh tế như Chợ Đông Kinh, Chợ Kỳ Lừa, Bến xe Trung tâm, ... ở các thành phố lớn, việc ùn tắc giao thông là một vấn nạn đau đầu khó giải quyết khi không thực sự có những biện pháp hạn chế hay giảm thiểu ngay từ khi triệu chứng xuất hiện.
4- Nơi Lưu trú xe đi vào ngõ cụt : Theo cùng quá trình phát triển không giới hạn số lượng của các phương tiện giao thông trên địa bàn thành phố đặc biệt là xe ôtô cá nhân, tổ chức. Các xe vận tải hành khách, hàng hoá sẽ là những vấn đề nan giải trong việc tìm chỗ gửi, chỗ lưu trú. Thành phố Lạng Sơn hiện tại chưa quy hoạch một khu vực bến, bãi nào phục vụ cho việc này. Chính vì vậy, trong tương lai sự bất tiện khi thiếu bãi lưu trú xe ôtô khiến cho thành phố Lạng Sơn sẽ phải tốn khá nhiều tài chính - công sức và giấy mực cho việc tìm kiếm cho thành phố một nơi để xe phù hợp.
Để khắc phục vấn đề này, sự cần thiết phải quy hoạch các bãi để xe trong khu vực thành phố là thực sự nghiêm túc. Tuy vậy, với tình hình hiện nay, tìm kiếm một bãi đất trống phù hợp phục vụ cho việc đỗ xe lưu trú hoàn toàn không hề dễ dàng. Nói đến Bến xe Trung tâm thành phố Lạng Sơn, có lẽ các ban ngành cần cân nhắc chuyển đổi Bến xe trung tâm trở thành Bến xe phục vụ lưu trú xe khu vực thành phố hiện tại là phù hợp nhất. Theo quy hoạch của UBND tỉnh và thành phố Lạng Sơn, thành phố Lạng Sơn sẽ có 3 Bến xe khách nằm tại các vị trí phía Bắc – Nam – Tây của ngoại thành, phục vụ vận tải hành khách, vận tải hàng hoá. Chính vì vậy, Sự cần thiết để chuyển đổi Bến xe trung tâm là hoàn toàn phù hợp khi Bến xe có mặt bằng cơ sở có sẵn, vị trí thuận lợi. Điều này cũng góp phần giảm thiểu hạn chế được hai vấn đề nguy cơ nêu trên.
5- Giao thông thành phố Lạng Sơn bị hạn chế phát triển ? : Chúng ta thấy được điều gì trước 4 nguy cơ trên ? Đó là sự tụt hậu, đó là thiếu quy hoạch, đó là vấn nạn an toàn và ô nhiễm. Các nguy cơ này sẽ khiến cho sự phát triển giao thông của Lạng Sơn không ổn định, không bứt phá. Đánh giá trên cơ sở hạ tầng kinh tế thu nhập và điều tra về tốc độ phát triển kinh tế hoàn toàn có khả quan, tuy vậy thực tế nhìn nhận một cách khách quan phải khẳng định giao thông thành phố Lạng Sơn không phát triển khoẻ mạnh. Giống như một vườn cây bỏ trễ thiếu chăm sóc tưới tiêu, thiếu hoạch định từng loại.
Từ những vấn đề này, sự ảnh hưởng ngược lại đến sự phát triển kinh tế là hoàn toàn có cơ sở. Khi mà thành phố Lạng Sơn phục thuộc vào các ngành dịch vụ, cùng với giao thông là mối liên kết trực tiếp với nhau. Giao thông phát triển, kinh tế phát triển và ngược lại.
6- Tai nạn giao thông không thuyên giảm được bao nhiêu : Trước 5 nguy cơ trên, và nhiều hiểm hoạ thường ngày, tai nạn giao thông trong khu vực đô thị chắc chắn chẳng bao giờ hết. Nhà nước cùng các tổ chức xã hội thường xuyên xây dựng các hành lang Luật pháp an toàn giao thông và nhiều hành động để giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên, cũng đề nghị các cấp ban ngành địa phương hãy chủ động tự xây dựng cho địa phương mình những kế hoạch cụ thể dựa trên những nguy cơ tiềm ẩn có trước và bắt tay vào thực hiện. Xin đừng thụ động chờ các kế hoạch của Chính phủ, Bộ giao thông, ...
Hoàng Trần Thuỷ Tiên