Điện Biên: Hiệu quả cao từ công tác tuyên truyền

Thứ năm, 27/12/2007 00:00
Từ viết tắt Xem với cỡ chữ
Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh Điện Biên, tính đến tháng 12 năm 2007, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 21 vụ TNGT làm chết 15 người, làm bị thương 23 người. So với cùng kỳ năm 2006 giảm 6 vụ (19%), số người chết giảm 3 người (17%).

Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh Điện Biên, tính đến tháng 12 năm 2007, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 21 vụ TNGT làm chết 15 người, làm bị thương 23 người. So với cùng kỳ năm 2006 giảm 6 vụ (19%), số người chết giảm 3 người (17%). Để đạt kết quả đó, trước hết là do các cấp, chính quyền, các ban ngành của địa phương đã chú trọng tới công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

Qua số liệu cho thấy, có 2 huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông trên địa bàn tỉnh không để xảy ra TNGT và địa phương để xảy ra số vụ TNGT cao nhất là huyện Điện Biên (8/21 vụ). Nguyên nhân gây tai nạn chủ yếu đều do người điều khiển phương tiện gây ra. Đối tượng chủ yếu là do xe môtô, xe gắn máy chiếm 67%.

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT đã được đẩy mạnh, đặc biệt các cơ quan truyền thông của tỉnh tập trung phản ánh kịp thời các hoạt động, biểu dương gương người tốt, phê phán các hành vi vi phạm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh. Phương pháp tuyên truyền từng bước được đổi mới, phù hợp với trình độ nhận thức của nhân dân các dân tộc, nhất là đối với đồng bào vùng cao bằng cả hình ảnh, truyền đạt ngắn gọn dễ hiểu. Đồng thời, Công an tỉnh đã phối hợp để mở chuyên mục “An toàn giao thông" trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh, đem lại hiệu quả giáo dục cao.

Các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh thường xuyên có những chương trình tuyên truyền ATGT lồng ghép với các chương trình của tổ chức như: vận động hội viên và gia đình chấp hành pháp luật trật tự ATGT, đưa tiêu chuẩn chấp hành Luật Giao thông đường bộ vào tiêu chuẩn thi đua khen thưởng; cùng với phong trào "Toàn dân tham gia đảm bảo TTATGT" tại 1.560 khu dân cư, các phong trào "Đường phố tự quản"; “Đoạn đường phụ nữ tự quản"; “Đoạn đường thanh niên tự quản" được phát động và thực hiện tại các đoạn đường đông dân cư có nguy cơ TNGT cao.

Đồng thời, Ban ATGT tỉnh đã phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền thiết thực. Đã tổ chức cấp phát 24 nghìn tờ rơi về đội MBH và nội dung của Nghị quyết 32/CP... Tổ chức trao 400 MBH đối với đối tượng khó khăn; tổ chức ký cam kết với Tỉnh đoàn chương trình phối hợp "Tuổi trẻ xung kích, tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT giai đoạn 2007 - 2010". Ngoài ra, có kế hoạch yêu cầu Ban ATGT các huyện tổ chức phối hợp giải tỏa hành lang ATGT đường bộ và đấu nối quốc lộ trái phép trên địa bàn tỉnh.

Việc triển khai đội MBH khi đi xe môtô, xe gắn máy đã được triển khai đến các cơ quan, đơn vị. Liên đoàn lao động tỉnh đã tổ chức việc kí kết đội MBH đến đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức và người lao động. Lực lượng CSGT tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trật tự ATGT, đặc biệt là các lỗi vi phạm về đội MBH.

Việc tổ chức thông báo lỗi vi phạm về trật tự ATGT được lực lượng CSGT thực hiện nghiêm túc và được đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài truyền hình tỉnh, truyền thanh của các phố, thôn, xóm, bản. CSGT đã hướng dẫn cho 54/104 xã, phường trên địa bàn ký quy chế quản lý giáo dục, xử lý cán bộ công nhân viên chức và nhân dân trong việc chấp hành Luật Giao thông.

Đ.T

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)